Thời sự 24 giờ: ‘Danh sách đen’ nhận tiền, gây thiệt hại ngân sách nhà nước trong đại án Việt Á

Tổng hợp| 24/08/2023 06:00

Kết thúc điều tra vụ Việt Á, cơ quan điều tra (CQĐT) đã công khai danh sách 38 bị can can nhận tiền và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Thông tin Lễ tang cấp Nhà nước Phó Thủ tướng Lê Văn Thành

Theo thông báo của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lễ tang Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, sẽ được thực hiện theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.

202211012259463995ptt-le-van-thanh-edited-edited-1692718057614_11zon.jpg

Xem thêm: 'Ông Lê Văn Thành là con người hành động, đã làm là dứt điểm và hiệu quả'

Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước gồm 23 người, do Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng Ban.

Linh cữu Phó Thủ tướng Lê Văn Thành được quàn tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, số 18 Hoàng Diệu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Lễ viếng tổ chức vào hồi 9h ngày 24/8 đến 7h ngày 26/8. Lễ truy điệu vào hồi 7h ngày 26/8.

Sau đó là Lễ đưa tang và Lễ an táng trước 11h ngày 26/8 tại Nghĩa trang quê nhà xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Vụ Việt Á: ‘Danh sách đen’ nhận tiền, gây thiệt hại ngân sách nhà nước

Kết thúc điều tra vụ Việt Á, cơ quan điều tra (CQĐT) đã công khai ‘danh sách đen’ những bị can nhận tiền và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho rằng, đủ căn cứ kết luận 38 bị can đã phạm vào các tội: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Trong số này:

Xem thêm: Cựu Bộ trưởng Y tế "bảo lãnh" cho Việt Á bán kit test tại Hải Dương

viet_a.jpg
Các bị can trong đại án Việt Á.

Xem thêm: Cựu Giám đốc CDC Bắc Giang được tặng sổ tiết kiệm 5 tỷ với lời dặn 'khi nào cần rút gọi chị'

-Bị can Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Việt Á, Bi can Vũ Đình Hiệp, Phó TGĐ Công ty Việt Á, cùng phạm tội ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và ‘Đưa hối lộ’.

-6 bị can phạm tội “Nhận hối lộ” gồm: Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ 2,25 triệu USD (tương đương hơn 51 tỷ đồng), Phạm Duy Tuyến - GĐ CDC Hải Dương nhận hối lộ 27 tỷ đồng, Trịnh Thanh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KH&CN) nhận hối lộ 350.000 USD (tương đương hơn 8 tỷ đồng), Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) nhận hối lộ 300.000 USD (tương đương hơn 6,9 tỷ đồng), Nguyễn Huỳnh, Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc (Cục Quản lý dược, Bộ Y tế; nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ hơn 53 tỷ đồng, trong đó, chuyển cho ông Nguyễn Thanh Long hơn 49 tỷ đồng và sử dụng cá nhân 4 tỷ đồng, Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) nhận hối lộ 100.000 USD (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng).

Xem thêm: Thư ký, trợ lý trong các đại án: Lộng hành vì đâu?

Ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, gây thiệt hại cho Nhà nước 18,98 tỷ đồng. Cùng tội danh này là ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN.

Xem thêm: Câu nói ‘tớ cám ơn' của cựu bộ trưởng sau khi nhận tiền từ Việt Á

chu-ngoc-anh-nguyen-thanh-long-1062.png
Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long.

Xem thêm: Nhìn thấy 100.000 USD 'cảm ơn', cựu trợ lý Phó thủ tướng nói nhiều thế rồi nhận

Riêng đối với ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can số 11/QĐ-CSKT-P9 đối với ông Thăng từ tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” thành tội “Nhận hối lộ” và có công văn đề nghị VKSND Tối cao phê chuẩn. Theo CQĐT, đến nay chưa nhận được quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn của VKSND Tối cao.

Thủ tướng Lý Hiển Long sắp thăm Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm dự kiến diễn ra từ ngày 27 đến 29/8.

Trước đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 ở Indonesia vào ngày 10/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ Thủ tướng Lý Hiển Long. Nhà lãnh đạo Singapore nhận lời mời thăm chính thức Việt Nam vào nửa cuối năm 2023.

img9290-16837015265152020198527-1692790626137_11zon.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Hiển Long gặp gỡ hồi tháng 5/2023.

Năm 2023 đánh dấu 50 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore. Trong nửa đầu năm, Singapore giữ vị trí dẫn đầu ASEAN và đứng thứ 2/143 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 3.200 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 73,4 tỷ USD.

'Phí tái chế của Việt Nam cao hơn châu Âu', 14 hiệp hội gửi kiến nghị điều chỉnh

14 hiệp hội vừa gửi kiến nghị đến 9 Bộ trưởng cho rằng Dự thảo áp định mức chi phí tái chế vừa được Bộ TN&MT trình Thủ tướng hồi tháng 7 "cao bất hợp lý, hơn cả một số nước châu Âu".

14 hiệp hội kiến nghị gồm: Thực phẩm minh bạch; Lương thực thực phẩm TP HCM, Chế biến & Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Sữa Việt Nam; Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao; Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam; Dệt may Việt Nam; Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam; Gỗ & Lâm sản Việt Nam; Chè Việt Nam; Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam; Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam; Nhựa Việt Nam; Doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Xem thêm: Rùng mình công nghệ tái chế nilon bẩn ở làng "xay rác" lớn nhất Việt Nam

14-hiep-hoi-doanh-nghiep-lai-kien-nghi-ve-dinh-muc-chi-phi-tai-che-1931.jpg
Dự thảo áp định mức chi phí tái chế vừa được Bộ TN&MT trình Thủ tướng hồi tháng 7 bị đánh giá là "cao bất hợp lý, hơn cả một số nước châu Âu".

Xem thêm: Những "núi" phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội

Theo các hiệp hội, dự thảo đang có nhiều định mức tái chế (Fs) cao bất hợp lý, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Fs bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Ví dụ, vỏ, bao bì nhôm, chi phí tái chế đang đắt hơn 1,26 lần; thủy tinh cao gấp 2,12 lần. Theo các hiệp hội, chi phí tái chế chỉ nên bằng 30-50% các nước Tây Âu vì giá nguyên liệu, công nghệ có thể như nhau nhưng giá nhân công tại Việt Nam chỉ bằng một phần mười của các nước này.

Xem thêm: Khánh Hòa: Người biến rác thải nhựa thành ghế đá, gạch lát đường

Theo ước tính của các hiệp hội, chỉ riêng 3 loại bao bì giấy, nhựa, kim loại, phí tái chế phải nộp ước tính 6.127 tỷ đồng một năm. Trong đó, hơn 50% phí (khoảng 3.064 tỷ đồng một năm) là để hỗ trợ tái chế bao bì giá trị cao như bao bì kim loại, giấy carton.

"Việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải nộp thêm nhiều ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nhà tái chế đang có lãi lớn là rất bất hợp lý", các hiệp hội nhận xét.

Xem thêm: Chúng ta đang 'nạp ni lông' vào cơ thể mỗi ngày?

Ngoài ra, khoản chi phí lớn này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế vẫn khó khăn. Người dân cũng bị ảnh hưởng đến túi tiền khi giá cả hàng hóa tăng cao. Do đó, các hiệp hội đề xuất điều chỉnh định mức tái chế hợp lý hơn.

TP.HCM đổi tên 8km Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp

UBND TP.HCM tổ chức buổi lễ đổi tên xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp. Kể từ ngày 23/8, xa lộ Hà Nội (đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến cầu Sài Gòn) chính thức mang tên đường Võ Nguyên Giáp.

Đường Võ Nguyên Giáp có chiều dài gần 7,8km gồm: Đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái với chiều dài là 5,9km, từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức với chiều dài là 1,89km. Phần xa lộ Hà Nội còn lại sẽ kéo dài từ ngã tư Thủ Đức tới TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Xem thêm: Nhạc sĩ Văn Cao từng 6 lần vẽ chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp

xa-lo-ha-noi-11-979-406.jpg
Một đoạn Xa lộ Hà Nội mới được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp.

Xem thêm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tầm nhìn về biển, đảo

Trước đó, UBND TP Thủ Đức đã lấy ý kiến người dân sinh sống tại tuyến đường và nhận được phiếu đồng thuận rất cao.

"Việc đổi tên đường Võ Nguyên Giáp sẽ hình thành trục xuyên suốt gồm Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử - chiến dịch Điện Biên Phủ với nhân vật lịch sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, nâng cao tình yêu quê hương, niềm tự hào của nhân dân”, lãnh đạo UBND TP chia sẻ.

Bộ Công thương muốn chuyển 11 doanh nghiệp ‘nghìn tỷ’ sang UB Quản lý vốn nhà nước và SCIC

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc giám sát tình hình thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Theo đó, bộ này đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả các doanh nghiệp do bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC giai đoạn 2022-2025. Việc này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp tốt thì nhận bàn giao, doanh nghiệp không tốt thì không nhận và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

Xem thêm: Bộ trưởng KH&ĐT: 'Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản'

veam-16306571714001746035052-1692603351279.jpg
VEAM là một trong số các doanh nghiệp được Bộ Công thương đề xuất 'chuyển giao'.

Xem thêm: Hàng loạt doanh nghiệp phải bán tài sản để cầm cự

Các doanh nghiệp đề xuất chuyển giao gồm: Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE); Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam.

Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty cổ phần Nông thổ sản Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và Vật liệu xây dựng BMC; Công ty cổ phần Viện nghiên cứu dệt may; Công ty cổ phận Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.

Trong số các doanh nghiệp trên, nhiều ông lớn đang sở hữu mức doanh thu, lợi nhuận cả nghìn tỉ đồng/năm. Điển hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm của các công ty như VEAM là 6.170 tỉ đồng; Habeco là 2.078 tỉ đồng; MIE là 584 tỉ đồng; Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam là 4.675 tỉ đồng...

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: ‘Danh sách đen’ nhận tiền, gây thiệt hại ngân sách nhà nước trong đại án Việt Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO