Xem thêm:
Công an TP. Hà Nội thông tin về 3 công an 'bắn nhầm' dê của dân
Chiều 30/6, tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý II/2023, Đại tá Nguyễn Thành Long, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội đã trả lời về vụ 3 cựu cán bộ Công an thị trấn Đại Nghĩa "bắn nhầm" dê nhà dân ở huyện Mỹ Đức.
Xem thêm: Lãnh đạo thị trấn Đại Nghĩa nói 3 cựu công an nghĩ dê hoang nên 'bắn nhầm'
Xem thêm: Đình chỉ sinh hoạt Đảng 3 cán bộ 'bắn nhầm' dê của dân
Theo Đại tá Nguyễn Thành Long, vụ việc có dấu hiệu tội phạm nên đã bị khởi tố hình sự. Đây là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về đạo đức, lối sống, tư cách, về quy tắc ứng xử trong bối cảnh lực lượng công an đang tăng cường đẩy mạnh việc siết chặt kỷ cương, xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân trong nhân dân.
"Hành vi này là không chấp nhận được", lãnh đạo Công an TP Hà Nội nhấn mạnh.
Xem thêm: Vụ công an 'bắn nhầm' dê: Công an huyện Mỹ Đức tới nhà xin lỗi người dân
Ngày 27/6, Giám đốc Công an TP Hà Nội ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 3 cán bộ trên. Đồng thời, Cơ quan CSĐT Công an thành phố ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Trộm cắp tài sản, quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Nhân, Bùi Đình Việt và Bùi Tiến Tùng để điều tra, xử lý.
Cùng ngày, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Mỹ Đức ra quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với 3 cựu cán bộ công an liên quan vụ bắn chết 2 con dê của người dân.
Bộ Công an đang điều tra các hoạt động liên quan giao dịch tiền ảo Pi
Trong cuộc họp sáng 30/6 tại Hà Nội, thiếu tướng Lê Xuân Minh, Phó cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) cho biết cơ quan này đang phối hợp với công an địa phương điều tra các hoạt động liên quan đến tiền ảo Pi.
Xem thêm: Sập bẫy tiền ảo RVG, nhiều người ở Gia Lai mất hàng tỷ đồng
Xem thêm: 'Nghệ sĩ quảng cáo tiền ảo, có nên bán rẻ tên tuổi để thu tiền'
Theo ông Minh, thời gian qua có những dấu hiệu của hoạt động lôi kéo, tiền người trước trả cho người sau trong những mô hình kinh doanh theo dạng nhị phân, đa cấp.
Bên cạnh đó, A05 khuyến cáo người dân thận trọng trước hành vi lôi kéo tham gia mô hình tiền ảo có lợi nhuận cao bất thường, hoặc mô hình đa cấp.
Xem thêm: Người Việt mất hàng trăm triệu đồng vì thảm họa FTX
"Không có hoạt động kinh doanh nào mà có những mức lợi nhuận cao như vậy. Các dấu hiệu của hoạt động lôi kéo, đa cấp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tham gia", Thiếu tướng Lê Xuân Minh khuyến cáo.
Xem thêm: Ảo tưởng giá Pi Network khi được niêm yết trên sàn tiền số
Xem thêm: Đế chế tiền ảo FTX sụp đổ: Sự thật chấn động lần đầu được tiết lộ
Hiện nay, ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới không công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán. Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Người dân có thể đấu giá biển số ôtô từ tháng 8
Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cảnh sát giao thông cho biết phiên đấu giá biển số ôtô đầu tiên dự kiến diễn ra từ 15 tới 20/8.
Xem thêm: Người trúng đấu giá biển số xe ô tô sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì?
Việc đấu giá diễn ra sau khi quá trình thẩm định hoàn tất, một lượng biển số của 63 tỉnh thành được đưa lên mạng để người dân lựa chọn. Cục CSGT đang lựa chọn tổ chức có năng lực và ký hợp đồng với đơn vị đấu giá.
Xem thêm: Quan niệm biển ô tô đẹp - xấu chủ yếu do truyền miệng
Xem thêm: Đề nghị không phát hành biển số xe kết thúc bằng 49, 53
Dự kiến khoảng 100.000 biển số được cấp ra mỗi quý. Người dân có thể tham gia đấu giá ở tất cả địa phương trên cả nước. Mỗi phiên sẽ có nhiều cuộc đấu giá với số lượng biển nhất định, phụ thuộc thị trường và nhu cầu của người dân.
Xem thêm: Màn chuyển nhượng dàn 5 xe máy ô tô biển đẹp giá hơn 8 tỷ chấn động Đồng Nai
Bộ Công an ký hợp đồng với một tổ chức đấu giá tài sản để đấu giá biển số xe. Danh sách biển số xe đưa ra đấu giá được công khai 30 ngày trước phiên đấu giá. Đăng ký và tổ chức đấu giá thực hiện theo hình thức trực tuyến. Người tham gia được cấp tài khoản truy cập, hướng dẫn cách sử dụng tài khoản, cách trả giá. Công dân nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước của biển số xe đã chọn vào tài khoản tổ chức đấu giá, sau đó được cấp mã số tham gia.
Xem thêm: Chỉ chục triệu có ngay biển số đẹp cá nhân hóa, chính sách hấp dẫn
Tháng 11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số ôtô, trong đó quy định giá khởi điểm và tiền đặt trước của một biển số đưa ra đấu giá là 40 triệu đồng, bước giá 5 triệu đồng.
Bộ Tài chính: Bán bảo hiểm qua ngân hàng có nhiều sai phạm
Chiều 30/6, Bộ Tài chính đã có thông cáo chính thức về kết luận thanh tra 4 công ty bảo hiểm nhân thọ.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 công ty bảo hiểm là Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.
Xem thêm: Các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn đang 'hái ra tiền'
Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm 100 tuổi mới đáo hạn sau khi nghe tư vấn 'mật ngọt'
"Kết quả thanh tra cho thấy việc triển khai bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng có nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới" - thông cáo nêu rõ.
Một số hành vi vi phạm điển hình: không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm v.v.
Các quyết định xử phạt sau khi được ban hành sẽ được công khai với báo chí và dư luận nhằm đảm bảo tính minh bạch.
Xem thêm: ‘Bẫy’ bảo hiểm nhân thọ người mua cần tránh
Trong năm nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm.
Đồng thời, đơn vị này tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng.
Cựu phó cục trưởng Cục thuế TP. HCM bị tuyên 4 năm tù
Sau gần 1 tháng xét xử sơ thẩm và nghị án, chiều 30/6, TAND TP.HCM đã tuyên án 67 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM và các đơn vị khác.
HĐXX nhận định bị can đầu vụ là Trịnh Tiến Dũng (bỏ trốn sang Mỹ và đang bị truy nã) cùng đồng phạm làm giả CMND để thành lập các công ty "ma"; sản xuất hàng giả là các linh kiện điện tử như RAM, chip. Từ đó, Dũng và đồng phạm sử dụng các công ty "ma" để xuất nhập khẩu quay vòng, nâng khống giá trị hàng hóa, tạo dòng tiền nhằm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới gần 1.760 tỉ đồng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 537 tỉ đồng thuế GTGT.
Trong nhóm bị cáo là cựu cán bộ Cục Thuế TP.HCM, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, cựu phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, có hành vi chỉ đạo, ký các quyết định để hoàn thuế cho Công ty Thuduc House đối với 15 kỳ (từ tháng 6-2018 đến tháng 6-2019) trái quy định, bỏ qua các dấu hiệu rủi ro, gây thất thoát cho Nhà nước 331 tỉ đồng, bị tuyên 4 năm tù. 10 cấp dưới của bị cáo Hạnh cùng tội danh "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" bị tuyên từ 3 năm tù treo đến 3 năm tù.
Trong nhóm bị cáo là nhân viên của Trịnh Tiến Dũng và các bị cáo thuộc các Công ty Thuduc House, Công ty Hoàng Nam Anh, tòa tuyên phạt bị cáo Trần Hoàn Tiên 28 năm tù, cựu Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Bảo Hoàng (47 tuổi) 6 năm tù.
Về phần dân sự, HĐXX buộc Thuduc House phải hoàn trả cho Cục Thuế TP.HCM số tiền 365 tỉ đồng, buộc Công ty Hoàng Nam Anh phải bồi thường cho Cục Thuế TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Nai. Một số bị cáo phải bồi thường cho Thuduc House hàng chục tỉ đồng...
Cựu trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế An Giang bị bắt vì liên quan 'trùm buôn lậu' Mười Tường
Cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hồ Văn Tấn, cựu Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03) Công an tỉnh An Giang.
Ngoài ra, cơ quan CSĐT Viện KSND Tối cao cũng khởi tố, bắt tạm giam đối với Nguyễn Minh Trí (cựu điều tra viên, là thuộc cấp của ông Tấn). Ông Tấn và Trí bị điều tra hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
UBKT Tỉnh ủy An Giang kết luận, ông Hồ Văn Tấn đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Trước đó, năm 2022, cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam đối với Lê Tấn Tài - phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang - để điều tra cũng về tội danh trên.
Cuối năm 2018, Bộ Công an đã bắt quả tang và tạm giữ bốn ghe cùng toàn bộ hàng hóa nhập lậu là 1.397 bao đường cát, 106 bao chứa quần áo, giày, túi xách, mũ, tổng giá trị hàng hóa phạm pháp trên 1 tỉ đồng do Nguyễn Thị Kim Hạnh (còn gọi là Mười Tường, 54 tuổi, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) cầm đầu.
Sau đó, vụ án được chuyển về PC03 tỉnh An Giang thụ lý điều tra theo thẩm quyền. Do có quan hệ họ hàng với Mười Tường nên Tài đã chỉ đạo điều tra viên thực hiện quy trình điều tra không đúng quy định của pháp luật, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Còn thượng tá Hồ Văn Tấn - trưởng Công an huyện An Phú - cũng được điều động về giữ chức trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang nhưng không xử lý vụ án đúng theo quy định, mà bỏ lọt tội phạm.