Thời sự 24 giờ: Cơ quan xác định trách nhiệm của lãnh đạo Bộ KH&CN trong đại án Việt Á ra sao?

Tổng hợp| 20/08/2023 06:00

Kết luận điều tra vụ Công ty Việt Á nâng khống giá test xét nghiệm COVID-19, ngoài truy tố 2 cựu bộ trưởng và 36 bị can, Cơ quan điều tra (C03) cũng làm rõ trách nhiệm của nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan của Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN).

Vụ Việt Á: Cơ quan điều tra nói gì về trách nhiệm của lãnh đạo Bộ KH&CN ?

Kết luận điều tra vụ Công ty Việt Á nâng khống giá test xét nghiệm COVID-19, ngoài truy tố 2 cựu bộ trưởng và 36 bị can, Cơ quan điều tra (C03) cũng làm rõ trách nhiệm của nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan, trong đó có trách nhiệm của đương kim Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, nguyên thứ trưởng Trần Văn Tùng (mới nghỉ hưu) và nhiều người khác.

Xem thêm: Đại án Việt Á: Những quan chức nào đối diện án tử hình?

bo-kit_dvxl.jpg
Kit test Việt Á bị nâng khống giá để trục lợi.

Xem thêm: Vì sao ông Chu Ngọc Anh nhận túi quà tiền tỷ nhưng thoát tội nhận hối lộ?

Kết luận, Cơ quan điều tra cho rằng đủ cơ sở xác định trong quá trình nghiệm thu, chuyển giao, thông tin tuyên truyền và khen thưởng đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm của Việt Á, một số lãnh đạo, cựu lãnh đạo tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã có sai phạm.

Xem thêm: Ông Chu Ngọc Anh chỉ đạo họp báo, tặng bằng khen giúp Việt Á đánh bóng tên tuổi

Theo kết luận, các cá nhân tại bộ này đã tự ý đưa Công ty Việt Á tham gia phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu, sản xuất test xét nghiệm. Bộ cũng khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho Việt Á không đúng đối tượng, thành tích, công trạng.

Đồng thời phía Bộ Khoa học và Công nghệ cũng bị cho là đã "thông tin tuyên truyền không đúng sự thật, giúp hỗ trợ truyền thông, quảng bá hình ảnh cho kit xét nghiệm và Công ty Việt Á".

Xem thêm: Cựu thư ký Bộ trưởng Y tế gợi ý Việt Á giúp 'trả nợ' tiền mua ô tô

2-457-.jpg
Ông Chu Ngọc Anh khi làm Bộ trưởng KH&CN.

Xem thêm: Vụ Việt Á: Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn có dấu hiệu phạm tội nhưng không hưởng lợi

C03 nhận định ông Chu Ngọc Anh, với vai trò bộ trưởng dù biết rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài thuộc Nhà nước, song vẫn để bộ tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí về kết quả nghiên cứu và cấp phép test xét nghiệm là sản phẩm của đề tài cho Công ty Việt Á.

Cựu bộ trưởng còn trực tiếp ký quyết định khen thưởng, ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen Công ty Việt Á và chỉ đạo thứ trưởng Trần Văn Tùng, ký công văn gửi UBND TP.HCM đề nghị giúp công ty được tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Theo Cơ quan điều tra, việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng này của bộ là "không đúng đối tượng, không đúng công trạng, thành tích".

Cơ quan điều tra cáo buộc ông Chu Ngọc Anh có yếu tố vụ lợi, nhận 200.000 USD (tương đương hơn 4,6 tỉ đồng) do Phan Quốc Việt đưa.

Xem thêm: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long 2 lần 'vòi' hàng triệu USD như thế nào?

4_co_quan_cong_an_thuc_hien_kham-1657359205183.jpg

Với ông Huỳnh Thành Đạt giữ chức vụ Bộ trưởng từ tháng 11/2020 đến nay. Thời điểm đó Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành tạm thời test xét nghiệm cho Công ty Việt Á. C03 đánh giá ông Đạt không được đơn vị, cá nhân nào báo cáo về việc quản lý, xử lý kết quả đề tài nghiên cứu, chế tạo test xét nghiệm của Việt Á.

"Vì vậy, ông Đạt không nhận thức được trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc quản lý, xử lý kết quả nghiên cứu đề tài nên không kiến nghị thu hồi số đăng ký lưu hành test xét nghiệm của Công ty Việt Á", kết luận nêu.

Cơ quan điều tra xác định quá trình chỉ đạo, điều hành,ông Huỳnh Thành Đạt không được ai can thiệp, tác động cũng như không can thiệp, tác động hoặc thông đồng, thỏa thuận với bất kỳ đơn vị, cá nhân nào và không được lợi liên quan đến đề tài nghiên cứu, chế tạo test xét nghiệm của Việt Á.

Hai phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam bị đề nghị truy tố tội đánh bạc

Ông Lê Hùng Nam và Trần Thanh Tú, hai phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam, bị cáo buộc cùng 35 người đánh bạc dưới hình thức poker tại khách sạn 5 sao.

Ngày 18/8, 37 người trên bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C02) đề nghị truy tố về tội Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc.

Xem thêm:Chân dung golfer bị cáo buộc cầm đầu vụ đánh bạc ở Vĩnh Phúc

da-nh-ba-c-jpeg-8328-1692419559.jpg

Xem thêm: Từ vụ golfer đánh bạc: Băn khoăn về "tai tiếng" của môn poker

Vụ án có 45 người bị khởi tố nhưng 8 bị can đang bỏ trốn. Trong nhóm bị đề nghị truy tố, 5 người về tội Tổ chức đánh bạc, 31 người về tội Đánh bạc, một người bị cả hai tội.

Theo kết luận điều tra, lợi dụng việc các golfer hai miền tập trung dự giải VGA Union Cup 2023 đối kháng đồng đội giữa đội tuyển golf miền Bắc với miền Nam tại sân golf Đầm Vạc, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ 23 đến 25/3, bị can cầm đầu là Trần Anh Linh (phó đội tuyển golf miền Nam) đã rủ nhiều người tham gia đánh bạc dưới hình thức chơi poker.

Trước thời điểm tổ chức giải khoảng một tuần, Linh nhờ người liên hệ, sắp xếp đặt 31 phòng tại khách sạn DIC STAR Vĩnh Phúc để có chỗ ở cho các thành viên đoàn golf miền Nam tham gia thi đấu.

Trong đó có phòng 550 được thuê từ ngày 19/3 để sử dụng làm nơi sinh hoạt chung và tổ chức đánh bạc. Nhóm này còn tìm bốn "chân dài" phục vụ chia bài, chuẩn bị bài, thảm nệm, phỉnh và trả công 800.000 đồng/giờ/bàn cùng tất cả chi phí đi lại, ăn ở.

Hơn 20h ngày 20/3, một sòng bạc được tổ chức tại phòng khách sạn, chia làm hai bàn. Ngoài các "con bạc" có 4 cô gái chia bài. Đêm cùng ngày, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an bắt quả tang 18 golfer đang sát phạt.

Cảnh sát thu giữ tại hiện trường hơn 4,6 triệu điểm phỉnh, tương đương hơn 4,6 tỷ đồng của các golfer đánh bạc, 4 bộ bài tây, 2 tờ giấy ghi số phỉnh và một số đồ vật, tài liệu khác có liên quan.

5 sân bay áp dụng xuất, nhập cảnh tự động

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện 5 cửa khẩu ở 5 sân bay đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống “Cổng kiểm soát tự động”.

Theo đó, công an tại cửa khẩu của 5 sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng Cam Ranh, Tân Sơn Nhất và Phú Quốc đã chính thức khai thác, vận hành và đưa vào sử dụng hệ thống Cổng kiểm soát tự động (Autogate) xuất, nhập cảnh tại sân bay để phục vụ hành khách.

Hệ thống được đưa vào sử dụng từ 1/8. Quá trình làm thủ tục xuất, nhập cảnh qua Autogate chỉ mất khoảng 30 giây với 5 bước.

Xem thêm:

xuat-nhap-canh-tu-dong-autogate-605.jpg
Cổng kiểm soát tự động tại sân bay Nội Bài.

Theo đó, hệ thống này được kết nối với dữ liệu quốc gia về dân cư. Hành khách là những công dân Việt Nam có hộ chiếu điện tử gắn chip đã có thể qua cửa nhập cảnh tự động.

Trong giai đoạn đầu, Cổng kiểm soát tự động được áp dụng cho các đối tượng là công dân Việt Nam có hộ chiếu hợp lệ; công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu không gắn chip điện tử cần thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng Autogate thành công trước khi sử dụng Cổng kiểm soát tự động và chỉ cần đăng ký cấp phép một lần cho tất cả các lần xuất, nhập cảnh tiếp theo nếu hộ chiếu còn hợp lệ; công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ không phải làm thủ tục đăng ký.

Trong trường hợp xuất cảnh, công dân Việt Nam sử dụng Autogate phải đáp ứng một số điều kiện như sử dụng hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ; sử dụng hộ chiếu phổ thông và có thẻ ABTC (loại thẻ do cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của quốc gia đó); công dân Việt Nam là thành viên tổ bay sử dụng Autogate để thực hiện nhiệm vụ của tổ bay.

Đối với trường hợp người nước ngoài, hiện chưa áp dụng sử dụng Cổng kiểm soát tự động để nhập cảnh; chỉ áp dụng xuất cảnh khi người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Tăng số lần lọc ảo, lùi thời gian công bố điểm chuẩn đại học

Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2023, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ cung cấp nhiều nguồn dữ liệu hơn để hỗ trợ các trường sử dụng trong nhiều phương thức xét tuyển trong đợt 1, đồng thời thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo ngành (không phải đăng ký xét tuyển theo tổ hợp và phương thức xét tuyển).

Xem thêm: Theo đuổi khối A01, bất ngờ đỗ thủ khoa khối D00

loc-ao.jpeg

Xem thêm: Nhan sắc trong trẻo của nữ sinh Đại học Bách khoa Hà Nội

Vì vậy, các trường cần nhiều thời gian hơn dự kiến để hoàn thành việc xét tuyển. Do đó, Bộ GD-ĐT quyết định điều chỉnh tăng 2 ngày và tăng thêm số lần lọc ảo so với Kế hoạch xét tuyển và lọc ảo ban đầu.

Xem thêm: 'Mổ xẻ' nguồn thu từ học phí của các đại học, có trường gần nghìn tỷ

Việc công bố điểm trúng tuyển, kết quả chính trúng tuyển và xác nhận nhập học của thí sinh cũng vì thế được điều chỉnh tương ứng theo kế hoạch này.

Xem thêm: Gánh nặng học phí đại học

Như vậy, việc lọc ảo, xử lý nguyện vọng của thí sinh sẽ kết thúc vào chiều 22/8. Trước 17h ngày 24/8, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn đại học 2023 và kết quả xét tuyển.

Thí sinh cần lưu ý để nhận kết quả trúng tuyển và nhập học trên hệ thống theo đúng thời gian quy định.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Cơ quan xác định trách nhiệm của lãnh đạo Bộ KH&CN trong đại án Việt Á ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO