Đề nghị dừng lưu hành các vật phẩm có hình ảnh 'cờ vàng' tại Australia
Hôm 4/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc một số vật phẩm phát hành tại Australia có hình ảnh “cờ vàng”, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
"Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại. Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia".
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Chúng tôi đã trao đổi với phía Australia về việc này, đề nghị có hình thức dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai".
Lên lịch xét xử Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm
Sáng 4/5, TAND TP.HCM cho hay, vừa tiếp nhận hồ sơ vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", do bị can Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) và các đồng phạm thực hiện. Hiện, TAND TP.HCM đang lên kế hoạch xét xử vụ án.
Xem thêm: Ca sĩ Thủy Tiên đề nghị kê biên tài sản bà Nguyễn Phương Hằng có đúng luật?
Xem thêm: Phản ứng của bà Nguyễn Phương Hằng khi bị đòi bồi thường 73,9 tỷ đồng
Theo truy tố, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok… để thực hiện các buổi livestream.
Xem thêm: Michiyo Phạm Ngà bị bắt vì tội lừa đảo: Từng chê đàn ông Việt yếu chuyện chăn gối và thích bạo lực
Bà Hằng đã phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 người, gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (nhà báo, thạc sĩ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.
Xem thêm: Bắt tạm giam YouTuber từng tranh cãi 'nảy lửa' với bà Nguyễn Phương Hằng
Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng có khai báo, những thông tin liên quan đến đời tư của những người khác, trong đó có các cá nhân như trên là bà tham khảo trên mạng không rõ nguồn gốc, đọc báo và nằm… mơ.
Xem thêm: Cáo buộc hành vi của Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân trong vụ án Nguyễn Phương Hằng
Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Vụ tố sản phẩm của Manulife và SCB: Công an TP.HCM chuyển Bộ Công an
Thượng tá Lê Mạnh Hà, phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM, cho biết đối với các đơn tố giác sản phẩm "Tâm an đầu tư", sản phẩm liên kết giữa Công ty bảo hiểm Manulife và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Công an TP.HCM sẽ tiếp nhận, phân loại đơn theo quy định.
Xem thêm: Hàng trăm người mang đơn tố cáo bảo hiểm Manulife tới công an TPHCM
Do vụ việc liên quan đến Ngân hàng SCB đang được Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an thụ lý, Công an TP.HCM sẽ phối hợp xác minh, chuyển giao vụ án theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cám cảnh với người đi kiện vụ gửi tiết kiệm SCB thành bảo hiểm Manulife
Xem thêm: Mẹ bế con 8 tháng tuổi đi tố sản phẩm bảo hiểm Tâm An Đầu Tư của Manulife và SCB
Trước đó vào ngày 18 và 20/4, có hai nhóm người dân đã tới văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để nộp tổng cộng 146 đơn tố cáo, phản ánh về việc bị “hô biến” từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB sang bảo hiểm nhân thọ Manulife.
Xem thêm: Kịch bản chung khiến người dân 'sập hố' vụ lùm xùm giữa SCB và Manulife
Trong đơn tố cáo, nhiều người dân cho biết khi làm việc tại Ngân hàng SCB, đã được tư vấn đầu tư gói “Tâm an đầu tư”, với cam kết sẽ sinh lợi nhuận cao.
Sau đó họ phát hiện đây thực chất là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Manulife, chứ không phải đang tham gia hình thức mới là gửi tiết kiệm đầu tư.
Dịch COVID-19 có thể tăng trong những ngày tới tại TP. HCM
Tại họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM tuần qua, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Hồng Tâm cho biết, trung bình mỗi ngày (tính từ 29/4 đến 3/5) có 101 ca mắc mới.
Xem thêm: Ca mắc F0 tăng, TPHCM 'xây rào' chắn Covid-19 vào trường học
Số ca nặng lại có chiều hướng tăng nhẹ, tập trung ở đối tượng có bệnh nền, người lớn tuổi. Theo phân tích mới nhất, có đến 90,5% ca mắc COVID-19 nằm viện có bệnh nền.
Ông Tâm cho rằng sẽ có sự gia tăng do người dân đi lại nhiều, khai báo bù cho những ngày lễ vừa qua. Giám đốc HCDC cũng quán triệt tinh thần không hoang mang quá mức, nhưng cũng không chủ quan lơ là trong bối cảnh hiện nay.
Hiện ngành y tế TP.HCM đã sẵn sàng kích hoạt bệnh viện dã chiến số 13 nếu số ca bệnh nặng COVID-19 ở Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM tăng. Đồng thời, khuyến cáo người dân tuân thủ quy tắc V2K ( vắc- xin, khẩu trang, khử khuẩn).
Đề nghị tước danh hiệu 7 quân nhân, cách chức 3 chỉ huy cấp sư đoàn
Tại kỳ họp thứ 14 Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (nhiệm kỳ 2020-2025), Thường trực UBKT Quân ủy Trung ương đã báo cáo tóm tắt đề nghị thi hành kỷ luật đối với 11 quân nhân vi phạm pháp luật Nhà nước và kỷ luật quân đội. Đây là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của quân đội.
UBKT Quân ủy Trung ương xem xét, thống nhất bỏ phiếu đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành kỷ luật quân đội bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân đối với bảy trường hợp; khai trừ khỏi Đảng và giáng cấp bậc quân hàm từ thượng tá xuống trung tá đối với một trường hợp; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020-2025 và cách chức chức vụ chỉ huy sư đoàn đối với ba trường hợp.
Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị yêu cầu Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương khẩn trương hoàn thiện văn bản, trình Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với các quân nhân vi phạm.