Thời sự 24 giờ: Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây 'thất thủ'

Tổng hợp| 10/08/2023 06:00

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) về việc báo cáo nguyên nhân gây ngập lụt tại đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ trưởng GTVT cử Tổ công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá đầy đủ, khách quan các nguyên nhân gây ngập lụt.

Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ ngập lụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) về việc báo cáo nguyên nhân gây ngập lụt tại đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Xem thêm: Bắt đầu khơi thông sông Phan khắc phục ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ trưởng GTVT cử Tổ công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá đầy đủ, khách quan các nguyên nhân gây ngập lụt tại đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, từ thiết kế, tính toán cao độ đường, thi công, phương án thoát nước…

Từ việc đánh giá nguyên nhân, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác đề xuất các giải pháp khắc phục, báo cáo trước ngày 20/8.

Xem thêm: Nguy cơ sạt lở nghiêm trọng tại dự án phục vụ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

ngapcaotoc-1690869725837-1691575832386_11zon.jpg
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ngập lụt. 

Xem thêm: Ông trời không biết 'chuyền bóng'!

Mới đây, trong báo cáo gửi Bộ GTVT về sự cố này, Ban quản lý dự án Thăng Long, chủ đầu tư Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cho biết nguyên nhân bước đầu là do mưa lớn trong thời gian ngắn, nước sông Phan dâng cao, chảy ngược vào hạ lưu cống km25+419, kết hợp nước từ thượng lưu không thoát được qua cống, chảy tràn lên mặt đường.

Xem thêm: Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường

Tình trạng ngập nước cục bộ trong phạm vi 100m. Điểm ngập sâu nhất khoảng 70cm, ảnh hưởng đến xe cộ lưu thông trên tuyến. Thời gian ngập, gây gián đoạn lưu thông khoảng 4 giờ.

Báo cáo cũng nêu rõ tuyến cao tốc cắt qua sông Phan tại km24+384 và đi vào khu vực các đồi núi thấp dạng bát úp; tuyến ngập cách sông Phan 200m. Thượng lưu sông Phan cách tuyến cao tốc khoảng 9km theo chiều dòng sông, có công trình đập sông Phan.

Xem thêm: Sông Sài Gòn bị sạt lở 40m

Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch cũng như để tìm ra nguyên nhân chính xác của việc ngập nước từ đó có giải pháp xử lý triệt để, Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết sẽ cùng các bên liên quan thuê đơn vị tư vấn độc lập, chuyên ngành về tính toán thủy lực, thủy văn để khảo sát. Đây là cơ sở đề xuất phương án đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Sạt lở khắp nơi, Lâm Đồng xin công bố tình huống thiên tai khẩn cấp

Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến thiệt hại do mưa lũ trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh.

Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm việc xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ

Trong văn bản, sở đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam xem xét công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với quốc lộ 20 đoạn đèo Mimosa, quốc lộ 27, quốc lộ 27C, quốc lộ 28B và quốc lộ 55 trong mùa mưa bão năm 2023.

Xem thêm: Khu vực sạt lở ở Sóc Sơn: Có 'thiền viện' xây dựng xâm phạm rừng phòng hộ

z4573987879153-7f612a2654b7e12-4586-9189-1691125951.jpg
Đường tránh thành phố Bảo Lộc bị sụt lún.

Xem thêm: Tài xế rùng mình kể lại hai lần thoát chết trong vụ sạt lở tại Lào

Sở GTVT Lâm Đồng cũng đề nghị ban hành lệnh thi công khẩn cấp đối với các vị trí bị sạt lở taluy âm, taluy dương nêu trên.

Trước đó, ảnh hưởng của 2 cơn bão và mưa lớn liên tục đã gây ra sạt lở, ngập nước tại các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Bộ GD-ĐT thanh tra mức học phí của các trường đại học

Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra, kiểm tra các trường đại học về nội dung chi phí đào tạo, mức thu học phí, dịch vụ tuyển sinh và nhiều khoản thu khác. Đây là một trong những nội dung được Bộ chỉ đạo trong văn bản hướng dẫn thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm.

Xem thêm: 6 trường đại học doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng/năm

dsc02111-7288-15242783.jpeg

Xem thêm: 'Mổ xẻ' nguồn thu từ học phí của các đại học, có trường gần nghìn tỷ

Cụ thể, Bộ GD-ĐT thực hiện thanh tra, kiểm tra 6 nội dung chính:

-Thanh kiểm tra việc xây dựng, ban hành quy định tuyển sinh như

-Thanh kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điểm sàn các ngành, đặc biệt điểm sàn các trường đào tạo ngành giáo viên, sức khỏe.

- Thanh kiểm tra các thông tin về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học.

- Thanh kiểm tra việc tổ chức tuyển sinh (cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi, thành phần hội đồng thi, các ban hội đồng thi, hình thức tổ chức thi...). Bên cạnh đó là kiểm tra việc thực hiện quy định về ra đề thi, in, sao, bảo mật, giao, nhận, vận chuyển, bảo vệ đề thi cùng công tác chấm thi liệu có đúng theo quy định.

- Thanh kiểm tra công tác xét tuyển.

-Thanh kiểm tra việc nhập học, nhận hồ sơ thí sinh trúng tuyển.

Bộ GD-ĐT giao cho Chánh thanh tra Bộ quyết định thành lập các đoàn thanh kiểm tra công tác tuyển sinh.

Đã có thuốc gamma globulin, phenobarbital điều trị bệnh tay chân miệng nặng

Ngày 9/8, tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có 21.000 ống thuốc phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam sau thời gian dài bị gián đoạn, kịp thời bổ sung nguồn thuốc quan trọng cho công tác điều trị bệnh tay chân miệng đang trong giai đoạn đỉnh điểm. Trước đó cũng đã có thêm 1.000 lọ gamma globulin được nhập về.

Xem thêm: Vaccine phòng tay chân miệng đầu tiên ở Việt Nam có hiệu quả 96,8%

thuoc-3023.jpg
Điều trị Tay chân miệng cho trẻ em.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thuốc phenobarbital do Công ty cổ phần phẩm Trung ương CPC1 nhập khẩu từ nhà sản xuất Incepta Pharmaceutical Ltd (Bangladesh) về Việt Nam và cung ứng ngay cho các bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM phục vụ công tác điều trị bệnh tay chân miệng. Nguồn thuốc này đã đứt từ cuối năm 2020, Sở Y tế TP.HCM đã họp và thống nhất chọn lựa các thuốc an thần khác tạm thay thế hiện có trên thị trường như Diazepam, Midazolam… trong thời gian chờ đợi các doanh nghiệp dược Việt Nam tìm nguồn cung ứng.

Xem thêm: Tay chân miệng căng thẳng: Bác sĩ ám ảnh nhớ lại trận dịch 12 năm trước

Theo Sở Y tế TP.HCM, phenobarbital là thuốc điều trị quan trọng có trong phác đồ điều trị tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành. Thuốc phenobarbital có thể dùng bằng đường uống hay đường tiêm, ưu tiên dạng tiêm khi bệnh nhân nặng.

Xem thêm: Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Phenobarbital sử dụng cho trẻ em với nhiều ưu điểm và ít tác dụng phụ và đã được các bác sĩ quen sử dụng cho bệnh nhi từ rất lâu. Trong bệnh tay chân miệng, phenobarbital có vai trò cắt các cơn co giật kéo dài và dự phòng các tái phát co giật.

Người dân 'phản ánh gay gắt' việc khó tích hợp bằng lái xe vào VNeID

Sở GTVT TP. HCM vừa có văn bản gửi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) về việc tích hợp bằng lái xe vào ứng dụng VNeID của người dân.

Cụ thể, nhiều người dân đã phản ánh tình trạng không thể tích hợp giấy phép lái ô tô hay xe máy trên hệ thống VNeID, mặc dù tra cứu dữ liệu các giấy phép lái xe (GPLX) này đã hiển thị trên hệ thống dữ liệu của Cục Đường bộ Việt Nam.

Xem thêm: Làm thủ tục bay ở Tân Sơn Nhất bằng VNeID nhanh, vì sao ít người sử dụng?

the-1-1691563375434_11zon.jpg

Nhiều trường hợp nhận được thông báo: "Hệ thống quản lý thông tin giấy phép lái xe do Bộ GTVT quản lý đã trả kết quả không đạt với thông tin giấy phép lái xe của bạn với lý do Không tìm thấy hạng GPLX mà công dân đã tích hợp. Để có thể tích hợp thông tin GPLX, bạn vui lòng liên hệ cơ quan cấp GPLX để bổ sung, hoàn thiện thông tin GPLX của bạn".

Sở GTVT đề nghị C06 phối hợp với Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu để thống nhất các trường hợp giấy phép lái xe chưa tích hợp được và có văn bản hướng dẫn sở GTVT địa phương để người dân thực hiện đúng quy định.

Sở GTVT TPHCM cũng đề nghị điều chỉnh nội dung thông báo trên hệ thống VNeID cho phù hợp trong thời gian hệ thống dữ liệu giữa Bộ Công an và Bộ GTVT chưa hoàn thiện để tránh gây hiểu nhầm rằng giấy phép lái xe không đồng bộ nên không tích hợp được lên ứng dụng VNeID.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết thời gian qua đã xác thực thành công và hiển thị trên ứng dụng VNeID 31,3/55,6 triệu giấy phép lái xe gồm cả ô tô và xe máy.

Hiện, khoảng 24,3 triệu bằng lái chưa được xác thực và hiển thị. Trong đó, 3,6 triệu bằng lái chưa được đồng bộ với dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngoài ra, khoảng 20 triệu bằng lái bằng giấy bìa (chủ yếu là bằng lái xe máy) được cấp từ năm 1995 đến tháng 7/2013 chưa được xác thực.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây 'thất thủ'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO