Thời sự 24 giờ: Cần thận trọng đưa môn Ngữ văn vào xét tuyển ngành Y

Tổng hợp| 29/05/2023 06:00

Việc một số trường như ĐH Văn Lang, ĐH Duy Tân, ĐH Võ Trường Toản và trường ĐH Tân Tạo xét tuyển ngành Y bằng tổ hợp có môn Ngữ văn khiến giới Y học không khỏi ngỡ ngàng, băn khoăn và lo lắng và đưa ra nhiều cảnh báo.

Công an Bình Dương tìm kiếm manh mối vụ đốt xác gây xôn xao dư luận

Liên quan vụ án đốt xác tại Bình Dương đang được dư luận quan tâm, sau khi có kết quả giám định nạn nhân bị phân xác là nam, không phải nữ như nhận định ban đầu, Công an Bình Dương phát thông báo mới và đến từng nhà máy để tìm kiếm manh mối.

Công an tỉnh Bình Dương đã triển khai các đơn vị đến các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở kinh doanh… để phát thông báo truy tìm tung tích nạn nhân bị phân xác.

Xem thêm: Thông tin bất ngờ vụ chân tay người bị cháy trong túi xách

Theo đó, các trường hợp có người thân, bạn bè mất tích, đi đâu không rõ, không liên lạc được, có các đặc điểm giống các phần thi thể được phát hiện cần nhanh chóng liên hệ với cơ quan công an để xác minh, hỗ trợ phá án.

chan-tay-nguoi-bi-chay-o-binh-duong-08305074.jpg

Xem thêm: Những vụ giết người phân xác rùng rợn và giá phải trả

Các địa điểm kinh doanh, phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn… nếu có biểu hiện như có phòng đóng cửa bất thường, có mùi hôi thối, có đối tượng khả nghi cũng được yêu cầu báo tin cho cơ quan điều tra.

Công an tỉnh Bình Dương cho biết danh tính của người trình báo sẽ được bảo mật, đề xuất khen thưởng cho tin báo hữu ích của các cá nhân, tổ chức giúp khám phá vụ án.

tối 24-5, người dân thấy tứ chi người (gồm hai bàn tay và hai cặp chân) đựng trong túi xách màu đỏ bị cháy sém trong khu đất trống tại phường Tân Phước Khánh, TP Tân Uyên, Bình Dương.

Xác định đây là vụ án nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và công an các tỉnh, thành đã được tăng cường để phá án.

Cần thận trọng đưa môn Ngữ văn vào xét tuyển ngành Y

Việc một số trường như ĐH Văn Lang, ĐH Duy Tân, ĐH Võ Trường Toản và trường ĐH Tân Tạo xét tuyển ngành Y bằng tổ hợp có môn Ngữ văn khiến giới Y học không khỏi ngỡ ngàng, băn khoăn và lo lắng và đưa ra nhiều cảnh báo.

Xem thêm: Bác sĩ sẽ 'xuất khẩu thành thơ để cứu người' khi ngành y xét tuyển môn văn?

sinh-vien-y-co-viec-lam-1685253657401_11zon.jpg

Xem thêm: "Phát kiến" dùng điểm môn văn xét tuyển ngành Y, thế giới hiếm có?

Bác sĩ Trương Hồng Sơn, Phó TTK Tổng hội Y học Việt Nam khẳng định, môn Ngữ văn quan trọng cho tất cả các ngành học. Nhưng về chuyên ngành Y, quan trọng nhất vẫn là những môn Khoa học tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh, có chăng thêm môn Ngoại ngữ. “Môn Ngữ văn không ai nói không quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chuyên môn, trình độ, khả năng của người học”, ông Sơn nêu quan điểm.

Xem thêm: 'Xét tuyển ngành Y bằng môn Văn là đột phá nhưng tiềm ẩn rủi ro'

ĐBQG Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương cho rằng, các môn quan trọng để làm căn cứ tuyển sinh ngành Y là Toán, Hóa, Sinh. Nếu cần có sự đổi mới trong xét tuyển đầu vào phải dựa trên căn cứ khoa học. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong phương án tuyển sinh cần phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tác động.

Xem thêm: Những trường đại học nào tuyển sinh ngành Y không có môn Sinh?

GS.TS. Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng trường ĐH Y – Dược (ĐHQG Hà Nội), nguyên GĐ Bệnh viện E cũng băn khoăn khi một số cơ sở đào tạo mở rộng các tổ hợp xét tuyển ngành Y, trong đó có môn Ngữ văn.

Xem thêm: 'Đáng sợ là điều dưỡng nghỉ việc nhưng không tuyển được người mới'

Liên quan đến vấn đề này, Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT cho rằng: “Yếu tố quan trọng nhất mà tất cả các bên liên quan đều quan tâm, đó chính là chất lượng đào tạo của các trường. Các trường nào mà có hình thức, cách thức tuyển sinh không phù hợp, có đầu vào tuyển sinh quá thấp… thì sẽ chịu ảnh hưởng đến chính uy tín, thương hiệu, chất lượng đào tạo của mình, và về lâu về dài chắc chắn thí sinh sẽ không lựa chọn vào học”.

Theo bà Thủy, sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ rà soát tổng thể phương thức tuyển sinh của các trường, trong trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo liên quan báo cáo, giải trình về những vấn đề mà xã hội quan tâm.

Bộ Y tế sẽ lập 3-6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm

Ông Lê Việt Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết cơ quan này đã và đang khẩn trương triển khai việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Xem thêm: Nhiều bệnh viện ở TP.HCM thiếu thuốc hiếm, bác sĩ phải đổi phác đồ

Dự kiến hình thành 3-6 trung tâm trên cả nước. Số lượng danh mục các thuốc dự trữ khoảng 15-20 loại và botulinum cũng là 1 trong các loại thuốc nằm trong danh mục các thuốc này.

Xem thêm: Cục Quản lý Dược cần đề xuất giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề thiếu thuốc hiếm

icdn.dantri.com.vn-2023-05-27-_thuoc-giai-botulinum-edited-crop-1685159485046.jpeg

Xem thêm: Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế đặc thù mua thuốc hiếm

Cục Quản lý Dược cũng đang họp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu về cơ chế tồn trữ của WHO và làm sao để có sự liên thông giữa việc tồn trữ thuốc hiếm, thuốc ít nguồn cung ở Việt Nam cũng như các nước xung quanh khu vực, cũng như các kho của WHO.

Xem thêm: Thiếu thuốc hiếm, bệnh nhân dù nguy kịch vẫn phải... chờ!

Hiện nay, căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ. Cục Quản lý Dược đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cần chủ động trong công tác xây dựng nhu cầu, dự báo tình hình dịch bệnh, cũng như dự trù số lượng cần thiết và mua sắm thuốc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, đặc biệt với các thuốc hiếm.

Dự kiến tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non lên 10%

Trong phiên họp toàn thể của UB Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn Bộ nhiều lần làm việc với Bộ Nội vụ và trong phạm vi điều kiện có thể, hai bên thống nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, bậc tiểu học 5%.

Xem thêm: Hóa trang, nhảy múa, hát hò... mong tuyển được giáo viên mầm non

Hiện phương án đang chờ Bộ Tài chính cho ý kiến. Ông mong các đại biểu ủng hộ tại diễn đàn của Quốc hội, để giáo viên được tăng như phương án trên, đảm bảo số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục.

Xem thêm: Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với quy định

nganh-giao-vien-mam-non-10-16602940125461715021259.jpg

Xem thêm: Lương tăng từ 1/7, tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc ồ ạt có giảm?

Bộ trưởng cũng cho biết sắp tới ngành Giáo dục sẽ thực hiện đánh giá giai đoạn 3 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2023; chuẩn bị đủ sách giáo khoa cho năm học mới, thẩm định sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12.

Xem thêm: Lương quá thấp, giáo viên bỏ nghề đi buôn, làm công nhân khu công nghiệp

Ngoài ra còn xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29… Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn, các đại biểu Quốc hội tiếp tục ủng hộ, chia sẻ với ngành.

Xem thêm: Hơn 100.000 giáo viên mầm non tư thục không có thu nhập trong 6 tháng

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cùng vào cuộc gỡ khó bất động sản

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành công điện của Thủ tướng về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Xem thêm:  Cơn sốt đi qua, đất nền Hà Nội đồng loạt hạ giá

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc điều chỉnh các quy hoạch... trước ngày 15/6. Phối với Bộ Công an và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan rà soát các khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung liên quan đến công tác PCCC trong các công trình xây dựng để đề xuất giải pháp tháo gỡ trước ngày 30/6.

Xem thêm: Đề nghị Quốc hội làm rõ 'ai đang ở trong nhà ở xã hội?'

Đối với khó khăn, vướng mắc trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Gói 120.000 tỷ đồng không phải để ‘giải cứu’ bất động sản

znews-photo.zingcdn.me-uploaded-bfjysesfzyr-2023_05_28-_hamchui_zing_27_quynhdanh(1).jpg

Xem thêm: 'Doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình'

Thủ tướng yêu cầu NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn. NHNN cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

Xem thêm: Bơm thêm tiền cho bất động sản như bơm quả bóng đã căng?

Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường một số yêu cầu để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2014 quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể... Trình Chính phủ ban hành trước ngày 30/6.

Xem thêm: Chung cư ở gần chục năm, bán lại vẫn lãi trăm triệu đồng

Bộ Tài chính được giao kịp thời có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững; sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Cần thận trọng đưa môn Ngữ văn vào xét tuyển ngành Y
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO