Thời sự 24 giờ: Bộ GD&ĐT cấm giáo viên dạy thêm học sinh của chính mình

Tổng hợp| 10/03/2023 06:00

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ GD-ĐT quy định, giáo viên công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường, dạy chính học sinh của mình khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý.

Bộ GD-ĐT cấm giáo viên dạy thêm học sinh của chính mình

Trả lời kiến nghị của cử tri về việc dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, từ năm 2012, Bộ GD - ĐT ban hành thông tư số 17 quy định, hướng dẫn việc này.

Xem thêm: Dạy thêm, học thêm: 'Tránh đóng phí 2 lần chỉ để học lại kiến thức trên lớp'

Theo đó, hoạt động dạy thêm, học thêm phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa. Thứ hai, học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau, khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

Xem thêm: Không học thêm, nam sinh Bình Định đạt 8.0 IELTS trong lần thi đầu tiên

197747722-1398336013873889-1373774957551747645-n-2094-15031649_11zon.jpg

Xem thêm: Lý do gì khiến nhiều phụ huynh cho con đi học thêm?

Thứ ba, tuyệt đối không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm. Thứ tư, không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

Bộ GD - ĐT cũng quy định rõ, đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý. Giáo viên không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

Xem thêm: Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 chưa từng đi học thêm

Thông tư 17 cũng quy định giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường, dạy chính học sinh của mình khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Việt Nam "lấy làm tiếc" về phản ứng của Hàn Quốc liên quan vụ thảm sát Phong Nhị

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 9/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam “lấy làm tiếc” trước việc chính phủ Hàn Quốc kháng cáo phán quyết của tòa án liên quan tới vụ thảm sát Phong Nhị, là không phản ánh đúng sự thật khách quan, hướng tới tương lai nhưng không có nghĩa là phủ nhận sự thật lịch sử.

Xem thêm: Tòa án Seoul yêu cầu Hàn Quốc bồi thường nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhị

znews-photo.zingcdn.me-w960-uploaded-rotntv-2023_03_09-_a6325cb590b74de914a6_1(1).jpg

Việt Nam đề nghị phía Hàn Quốc nhận thức đúng đắn và tôn trọng sự thật lịch sử, khuyến khích các hành động thiết thực hiệu quả nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần củng cố tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Vào ngày 7/2, tòa án quận trung tâm ở thủ đô Seoul đã yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thanh - một nạn nhân trong vụ thảm sát do quân đội nước này gây ra khi tham chiến tại Việt Nam.

Trọng vụ thảm sát vào tháng 2/1968, khoảng 70 dân thường làng Phong Nhị đã bị các binh sĩ thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến số 2 của quân đội Hàn Quốc sát hại. Vào năm 2020, bà Nguyễn Thị Thanh, một trong những người sống sót sau vụ thảm sát, nộp đơn kiện chính phủ Hàn Quốc tại tòa án nước này, yêu cầu nhận được khoản bồi thường trị giá khoảng 23.800 USD.

Trụ trì chùa Ba Vàng được tái bổ nhiệm Phó ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định nhân sự nhiệm kỳ 2022-2027.

Xem thêm: Một phật tử chùa Ba Vàng khởi kiện Thượng tọa Thích Nhật Từ

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), vừa được bổ nhiệm trở lại chức Phó ban Thông tin - Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027, phụ trách công tác bảo trợ.

Xem thêm: "Cúng dường như ở chùa Ba Vàng là không phù hợp"

nld.mediacdn.vn-thumb_w-684-291774122806476800-2023-3-9-_tt-16783629296891429248886(1).jpeg

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa IX, bộ phận bảo trợ có nhiệm vụ bảo trợ về vấn đề tài chính. Tức là bộ phận này sẽ giúp cho Ban Thông tin - Truyền thông về mặt tài chính khi cần huy động kinh phí để tổ chức thực hiện các sự kiện.

Xem thêm: Tin mới việc trụ trì chùa Ba Vàng làm Phó Ban Trị sự Giáo hội Quảng Bình

Tháng 7/2019, Đại đức Thích Trúc Thái Minh bị bãi nhiệm tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhưng vẫn giữ cương vị trụ trì chùa Ba Vàng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị địa phương chấn chỉnh việc thuyết giảng "vong báo oán" tại chùa Ba Vàng.

Xem thêm: Xem bói online tràn ngập mạng xã hội: Ban Tôn giáo Chính phủ lên tiếng

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã họp, kết luận đại đức Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng đã vi phạm Hiến chương Giáo hội, "làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, Tăng đoàn", đồng thời phải sám hối Đại tăng, giao thượng tọa Thích Thanh Quyết làm thầy giáo giới.

Vụ lừa “con đang cấp cứu”: Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định không để lộ dữ liệu

Liên quan đến hàng loạt vụ lừa “con đang cấp cứu” khiến nhiều phụ huynh học sinh tại TP. HCM mất tiền, nhiều nghi ngờ dữ liệu thông tin cá nhân của phụ huynh và học sinh bị rò rỉ, chiều 9/3, tại họp báo cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định việc lộ dữ liệu là không thể.

Xem thêm: Thông tin lộ lọt từ đâu?

photo-cms-plo.epicdn.me-w850-uploaded-2023-pwivotiv-2023_03_07-_ee087ae6-1391-4009-9c5f-6eabd13debcb-6446(1).jpeg

Theo ông Minh, dữ liệu của ngành giáo dục được quản lý bằng quy chế. Sở phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, đăng nhập bằng tài khoản, có dấu vết trên hệ thống.

Xem thêm: Lý do nhiều người 'sập bẫy' khi nghe tin con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp

Do đó, ông cho rằng không có chuyện các vụ lừa chuyển tiền với kịch bản con đang cấp cứu ở bệnh viện vừa qua liên quan đến việc sử dụng dữ liệu từ ngành, đồng thời nhấn mạnh một thực tế là sở quản lý dữ liệu rất chặt.

Sở GD-ĐT TP.HCM đã phối hợp với nhà trường, phụ huynh để kiểm chứng, từ đó nhận thấy thông tin không khớp với thông tin sở quản lý.

Xem thêm: Vụ lừa "con đang cấp cứu": Phụ huynh bị khai thác điểm yếu trong tâm lý

Ông Minh khẳng định và khuyến cáo phụ huynh cần cẩn trọng khi xem những thông tin trong một số nhóm, group hoặc các trang mạng.

Cũng tại buổi họp báo, thượng tá Lê Mạnh Hà, Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM, nói rằng thông tin học sinh có thể lộ lọt qua nhiều cách, có thể do lỗ hổng bảo mật, dữ liệu do các đơn vị doanh nghiệp, cửa hàng thu thập, bán lại thông tin cá nhân cho bên khác.

Xem thêm: Phụ huynh kể lại thủ đoạn tinh vi ít ai ngờ của kẻ lừa đảo 'con đang cấp cứu'

Công an thành phố đánh giá chung là thông tin từ cơ quan Nhà nước bảo mật có yêu cầu cao hơn. Tuy nhiên, kết quả cụ thể còn cần có quá trình điều tra, xác minh, làm rõ.

Bài liên quan
  • Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm
    Kết quả phỏng vấn gần 13.000 giáo viên có 25,4% dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trưng, số giờ dạy thêm nhiều nhất là bậc THPT mức 14,91 giờ/tuần.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Bộ GD&ĐT cấm giáo viên dạy thêm học sinh của chính mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO