Bộ Công an cảnh báo 5 'chiêu' lừa đảo mùa du lịch
Ngày 24/4, Bộ Công an đưa ra khuyến cáo người dân cảnh giác với tội phạm lừa đảo trên lĩnh vực du lịch, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang tới.
Cụ thể, nhóm người lừa đảo sẽ đăng tải bài viết quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng Internet và mạng xã hội với nhiều tiện ích kèm theo, đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc từ 30 - 50% rồi chiếm đoạt.
Xem thêm: Tour du thuyền Hạ Long giảm giá, chiêu lừa tinh vi mới khiến nhiều khách sập bẫy
Xem thêm: Mua combo du lịch giá rẻ trên mạng, nhiều du khách ngậm ‘trái đắng’
Đối tượng lừa đảo còn đăng bài viết quảng cáo dịch vụ làm visa du lịch nước ngoài, cam kết tỉ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không thành. Sau khi nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí hoặc một phần chi phí, nhóm lừa đảo sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ… và dễ dàng "sập bẫy". Nhóm lừa đảo sẽ lấy lý do nạn nhân khai thông tin bị thiếu và không trả lại tiền.
Xem thêm: Hết thời du lịch giá rẻ, người thu nhập thấp khó đi
Ngoài ra, nhóm lừa đảo sẽ làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ du lịch thì nghi can sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.
Hình thức lừa đảo mới xuất hiện là tội phạm sử dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các đoạn video với hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh của người bị giả mạo) để tạo lòng tin với nạn nhân.
Xem thêm: Lừa đảo bằng công nghệ Deepfake: Chuyên gia chỉ cách thức phòng tránh
Nhóm lừa đảo có thể sử dụng công nghệ Deepfake và thực hiện cuộc gọi video để nạn nhân tưởng rằng đang nói chuyện với người thân của mình và nhu cầu vay tiền là có thật, từ đó chuyển tiền cho các đối tượng.
Thêm một phương thức nữa là nhóm lừa đảo mạo danh đại lý bán vé máy bay, tự tạo ra các website, trang mạng xã hội, với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức, sau đó quảng cáo với các mức giá rất hấp dẫn so với mặt bằng chung để thu hút khách hàng.
Để tránh bị lừa đảo trước các thủ đoạn nêu trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn các gói du lịch, nên lựa chọn dịch vụ đặt tour, đặt phòng, đặt vé máy bay của những công ty uy tín.
Ông Lê Thanh Thản đã đưa ra 3 phương án ‘khắc phục hậu quả’ cho người mua nhà ra sao?
Viện KSND TP Hà Nội đã truy tố ông Lê Thanh Thản (Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) tội “Lừa dối khách hàng” liên quan sai phạm liên quan dự án CT6 Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội).
Xem thêm: Ông Lê Thanh Thản đề nghị trả lại tiền người mua nhà, tự phá dỡ CT6C Kiến Hưng
Từ tháng 10/2010, bị can Lê Thanh Thản là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty Bemes đã chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình dự án CT6 Kiến Hưng, vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 đã được UBND tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội) phê duyệt. Đến tháng 11/2012 công trình hoàn thành, từ tháng 1/2013 bàn giao cho các hộ dân vào sinh sống.
Xem thêm: Tháo dỡ 78 căn hộ chung cư sai phép tại Mường Thanh Đà Nẵng
Xem thêm: Cư dân 'khốn khổ' vì mua chung cư CT6C của ông Lê Thanh Thản
Tại cơ quan điều tra, bị can Lê Thanh Thản khai nhận do nóng vội trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh nên chưa kịp hoàn thiện các thủ tục hành chính trình các cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của dự án.
Ngày 31/7/2019, ông Thản có đơn đề nghị khắc phục hậu quả của vụ án theo 3 phương án:
Xem thêm: Ông Lê Thanh Thản bị truy tố: Quyền lợi của người mua nhà được xử lý thế nào?
Phương án 1: đề nghị xem xét xử lý theo Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ và Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
Phương án 2: tự thỏa thuận với người mua nhà tại tòa CT6C để di dời sang dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco5.
Phương án 3: tự thỏa thuận với người mua nhà tại dự án CT6C Kiến Hưng để mua lại nhà hoặc trả lại tiền mua nhà, sau đó sẽ tự phá dỡ tòa CT6C Kiến Hưng.
Xem thêm: Những dự án tai tiếng của đại gia Lê Thanh Thản
Quá trình điều tra, ông Thản lựa chọn phương án tự thỏa thuận với người mua nhà tại tòa CT6C Kiến Hưng để mua lại nhà hoặc trả lại tiền mua nhà, sau đó sẽ tự phá dỡ nhà CT6C Kiến Hưng. Tuy nhiên, đến nay Công ty Bemes không thỏa thuận được với khách hàng.
Xem thêm: Vì sao ông Lê Thanh Thản chỉ bị truy tố tội Lừa dối khách hàng?
Sau khi Cơ quan điều tra ra Bản kết luận điều tra, kết luận số tiền thu lợi bất chính của bị can Thản là hơn 534 tỷ đồng, ngày 20/10/2020, ông Thản có đơn đề nghị xem xét lại khoản tiền thu lợi bất chính; vì bị can phải chi phí cho việc đầu tư xây dựng công trình CT6 Kiến Hưng gồm các khoản chi hơn 632 tỷ đồng.
Xem thêm: Ái nữ của 'đại gia điếu cày' liên quan gì đến dự án CT6 Kiến Hưng?
Xem thêm: Lộ kế sách 'đục nước bắt cá', 'thuận tay bắt dê' của ông Lê Thanh Thản
Tuy nhiên, kết quả điều tra bổ sung chỉ có căn cứ xác định số tiên thuế giá trị gia tăng của 488 căn hộ không được cấp sổ đỏ bị can đã nộp hơn 53 tỷ đồng được đối trừ với số tiền thu lợi bất chính.
Xem thêm: Tài sản của đại gia điếu cày Lê Thanh Thản 'khủng' cỡ nào?
Hành vi của bị can Thản bị VKS xác định đã thu lợi bất chính hơn 481 tỷ đồng, cũng chính là số tiền gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho 488 khách hàng.
Thủ tướng phê duyệt trụ sở mới của 36 bộ, ngành
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 423 phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030.
Theo đồ án, hệ thống trụ sở mới này sẽ là nơi làm việc của 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc chính phủ và 6 cơ quan trung ương của các đoàn thể.
Đồ án quy hoạch này gồm 2 bản quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại hai khu vực là Tây Hồ Tây và Mễ Trì.
Trong đó, quy mô khu Tây Hồ Tây khoảng 35 ha, gồm 20,7 ha thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ và 14,3 ha tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, sẽ bố trí 13 trụ sở làm việc, gồm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ GTVT, Y tế, GD-ĐT, Công Thương, VH-TT&DL, TTTT, LĐ -TB&XH, Xây dựng, Tư pháp, KH&ĐT, UB TƯ MTTQ VN...
Khu trụ sở bộ, ngành trung ương tập trung tại Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) rộng khoảng 55 ha, trong đó khoảng 43,6 ha thuộc phường Mễ Trì và khoảng 11,4 ha thuộc phường Trung Văn.
Đồ án quy hoạch cũng chỉ rõ đối với hệ thống các cơ sở nhà đất hiện có sau khi di dời phải có biện pháp quản lý tập trung. Đồng thời, Bộ Tài chính được giao chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan và UBND Hà Nội xác định phương án khai thác cụ thể cho từng cơ sở nhà đất để phục vụ hoạt động của các cơ quan Trung ương và hoạt động của Hà Nội. Trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng làm cơ quan hành chính thì các khu đất này được đấu giá công khai để thu lại nguồn lực cho Nhà nước.