GĐ Công an Hà Nội nói về thông tin 4.700 công an xin nghỉ việc
Tại buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an năm 2022 của Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Hải Trung – GĐ Công an Hà Nội đã thông tin về việc 4.700 cán bộ công an xin nghỉ việc vì "sức ép kỷ luật", trong đó có 2 cán bộ là Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm và Trưởng Công an quận Đống Đa xin nghỉ hưu sớm.
Trung tướng Trung nhấn mạnh, chủ trương siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác là việc làm thường xuyên, đây cũng là yêu cầu của Đảng. Từ khi ông về công tác tại Công an Hà Nội (từ tháng 8/2020) đã đưa ra rất nhiều giải pháp tăng cường quản lý kỷ cương, kỷ luật có tình có lý. Trong 2 năm qua, Công an Hà Nội đã kỷ luật khoảng 170 cán bộ, chiến sĩ.
Ngoài ra, theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, hàng năm số lượng cán bộ công an xuất ngũ duy trì khoảng 150-160 người, đây là con số không có gì đột biến.
"Phần lớn số cán bộ, chiến sĩ công an xin xuất ngũ là rơi vào các trường hợp trình độ, năng lực kém. Những người này nếu tiếp tục ở lại cũng sẽ phải ra khỏi ngành", ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, ngoài lý do trên, số cán bộ, chiến sĩ xin xuất ngũ còn vì điều kiện gia đình neo người,… xin ra ngoài để có điều kiện thời gian lo cho gia đình.
Một lý do nữa là các cán bộ, chiến sĩ xin xuất ngũ là gia đình có doanh nghiệp, có cửa hàng, muốn ra ngoài để có điều kiện làm ăn kinh tế. Trường hợp Trưởng Công an quận Đống Đa làm đơn xin nghỉ là vì lý do sức khỏe; còn Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm vẫn làm việc, công tác bình thường.
Nguyễn Thái Luyện bị đề nghị tù chung thân
Ngày 19/12, phiên xét xử Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và các đồng phạm bước vào phần tranh luận.
Theo đại diện VKSND, Nguyễn Thái Luyện đã để người thân tín đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu… rồi ủy quyền cho các công ty con của Công ty Alibaba. Sau đó, Luyện chỉ đạo vẽ dự án không có thật để dụ dỗ, lôi kéo khách hàng.
Xem thêm: Chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị đề nghị tù chung thân
Xem thêm: Vụ Alibaba: Người chỉ đạo đập xe đoàn cưỡng chế bị đề nghị thêm 16-18 năm tù
Thậm chí có những thửa đất vừa mới đặt cọc hoặc chưa mua, Luyện cũng chỉ đạo nhân viên vẽ dự án để bán cho khách hàng. Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm đã sử dụng chiêu thức bán giá rẻ, có những lô đất chỉ có giá hơn 100 triệu đồng, bán trả góp mỗi tháng 2-3 triệu, thu mua lại giá cao, trả lãi…để lừa đảo khách hàng.
Xem thêm: Bán nhà mua 'đất ma' của Cty Alibaba, cụ ông 92 tuổi run rẩy lo mất trắng tiền
Vì vậy, cáo trạng truy tố các bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có cơ sở, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, bị cáo Luyện không thừa nhận hành vi phạm tội, cho rằng VKSND truy tố bị cáo tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không có căn cứ.
Xem thêm: Nguyễn Thái Luyện bao biện về mục tiêu xây dựng Công ty Alibaba
Đại diện VKSND đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện mức án tù chung thân; Nguyễn Thái Lĩnh 16-18 năm cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nguyễn Thái Lực 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 10-12 về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội là 30 năm tù.
Thuốc, thực phẩm chức năng giả gia tăng nhanh chóng
Bà Nguyễn Diệu Hà - Tổng thư kí chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam - cho biết trong 5 năm qua từ năm 2017 - 2021, theo thống kê của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương số lượng thuốc giả chiếm trên thị trường chiếm 0.04% so với mẫu lấy được kiểm nghiệm.
Xem thêm: Biến thợ sửa đồ điện thành... bác sĩ đầu ngành để bán thuốc giả
Các thuốc giả này phần lớn là đông dược, kháng sinh, giảm đau… được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện được khi so sánh với các vỏ hộp, tờ hướng dẫn, tuy nhiên rất khó phân biệt đối với người tiêu dùng.
Xem thêm: Liên tiếp phát hiện giấy công bố sản phẩm thuốc gia truyền là giả mạo
PGS Lê Văn Truyền - chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng kí thuốc (Bộ Y tế) - cho biết tại Việt Nam ngoài dược phẩm, thị trường thực phẩm chức năng tăng vọt do mô hình bệnh tật của Việt Nam đang chuyển đổi theo mô hình các bệnh mạn tính, do tuổi thọ tăng, thu nhập của người dân tăng và khuynh hướng bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh.
Xem thêm: Chống nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả phải được ưu tiên hàng đầu
Ngoài ra, sức hút của thị trường làm cho số nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng vọt. Ngay cả trước khi xảy ra dịch COVID-19, đã bùng nổ tình trạng kinh doanh online, quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, chat box, bán hàng đa cấp, chuyển qua bưu điện, hoặc qua người vận chuyển…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - cho hay một trong những điều đáng lo ngại hiện nay là việc quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng sản phẩm.
Xem thêm: Nhiều hộ dân bị lừa mua thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
Nhiều loại được quảng cáo như “thần dược” nhưng để né tránh quy định của pháp luật, khi quảng cáo vẫn đọc, trên nhãn vẫn ghi “sản phẩm này không phải là thuốc không có công dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, chỉ lướt qua, trong khi đó đã quảng cáo về công dụng chữa bệnh trước đó.
Xem thêm: Dè chừng ma trận thực phẩm chức năng
Mới đây, ngày 17/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 8 (TP.HCM) cho biết vừa triệt phá đường dây sản xuất thuốc tây giả quy mô lớn, bắt giữ bảy nghi phạm, thu giữ hơn 8.500 hộp thuốc tây giả mang nhãn hiệu Terpin - Codein, Decotyl, Asmacort, Glotal.
Xem thêm: Bí mật kinh doanh thực phẩm giảm cân "1 vốn 4 lời" là gì?
Trước đó, ngày 23/9, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có thông báo thu hồi 13 loại thuốc chứa Methyprednisolone (chữa các bệnh như viêm khớp, rối loạn máu, các bệnh về mắt…) do nguồn gốc nguyên liệu bị giả mạo
Báo cáo Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) vụ chủ cửa hàng ‘bêu mặt’ bé gái 5 tuổi lấy món đồ 10.000 đồng
Sở LĐ-TB&XH) Đắk Lắk xác nhận đơn vị vừa có báo cáo gửi Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH kết quả việc bé gái 5 tuổi bị một chủ cửa hàng đăng ảnh lên mạng xã hội.
mạng xã hội có đăng nội dung "Chủ một cửa hàng bắt tại trận một bé gái ăn cắp vặt tại cửa hàng và đưa hình ảnh cá nhân không che mặt của cháu lên mạng xã hội để tìm gia đình đến giải quyết sự việc", phía Sở đã có công văn đề nghị UBND TP Buôn Ma Thuột kiểm tra, xác minh nội dung này.
Xem thêm: Đề nghị xử lý người đăng ảnh bé gái 5 tuổi lấy chiếc vòng 10.000 đồng
UBND TP Buôn Ma Thuột xác nhận vụ việc xảy ra tại một cửa hàng phụ kiện, thời trang trên đường Y Ngông (phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột).
Phòng LĐ-TB&XH TP Buôn Ma Thuột, UBND phường Tân Tiến, Công an phường Tân Tiến đã đến thăm hỏi, động viên cháu bé và gia đình.
Gia đình cháu bé mong muốn, thông qua các cơ quan, chức năng yêu cầu bà N.T.T (29 tuổi, chủ cửa hàng) phải xin lỗi công khai trên mạng xã hội, nhằm làm rõ nội dung vụ việc để cộng đồng mạng hiểu rõ. Công an phường Tân Tiến hiện đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm của bà N.T.T. theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, khoảng 17 giờ ngày 29/11, bé gái 5 tuổi vào một cửa hàng phụ kiện lấy đi một vòng tay cao su màu trắng, có giá khoảng 10.000 đồng.
Thời điểm này, bà T. (29 tuổi, chủ cửa hàng) phát hiện, chặn bé gái, dò hỏi nhà ở đâu nhưng bé gái không trả lời. Sau đó, bà T. chụp ảnh, quay video bé gái kèm nội dung cho rằng bé gái "ăn cắp" đăng lên Facebook cá nhân để tìm người thân của bé đến cửa hàng xử lý.
Khoảng 40 phút sau khi bài viết đăng tải, gia đình bé gái đã tìm đến cửa hàng, đón bé về nhà.