Thời sự 24 giờ: Bằng cách nào bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng của Ngân hàng SCB?

Tổng hợp| 19/11/2023 06:00

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị cơ quan điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố 3 tội danh: Đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản. Từ 2018 đến 2022, bà Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỉ đồng, tương đương 6% GDP

Việt Nam đề xuất đăng cai APEC 2027

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, tại hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30, tại thành phố San Francisco, ngày 17/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất Việt Nam đăng cai APEC 2027 và nhận được ủng hộ của nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên.

Điều này thể hiện mong muốn đóng góp của Việt Nam cho tiến trình phát triển của APEC.

ctn-du-phien-hep-cac-nha-lanh-2985-5858-1700283899_11zon.jpeg

Theo Chủ tịch nước, APEC là diễn đàn hợp tác và liên kết hàng đầu khu vực, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Ông nêu bài học rút ra từ thành công của APEC, gồm sự cởi mở và thiện chí của tất cả các bên để thấu hiểu và vượt qua khác biệt, tìm tiếng nói chung và thúc đẩy các lợi ích chung. Cùng đó, tầm nhìn, tư duy chiến lược của các thế hệ lãnh đạo, cũng như sự đồng hành của doanh nghiệp, người dân đã định vị đúng vai trò của châu Á – Thái Bình Dương.

Các nhà lãnh đạo APEC đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ đề xuất này của Việt Nam, nhất trí đưa vào Tuyên bố chung của hội nghị. Trước đó, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC Hà Nội năm 2006 và Đà Nẵng năm 2017.

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, APEC cần duy trì, củng cố thành tựu quan trọng về tự do hóa, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu. Các nền kinh tế thành viên cũng cần tận dụng cơ hội phát triển trong lĩnh vực như kết cấu hạ tầng, phát triển nhân lực, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nhằm thúc đẩy động lực tăng trưởng, và nâng cao năng lực, khả năng tự chủ, sáng tạo.

Bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.000 tỉ của Ngân hàng SCB thế nào?

Ngày 18/11, bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị cơ quan điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố 3 tội danh: Đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản.

C03 cáo buộc hành vi của nhóm Trương Mỹ Lan được thực hiện như "một tổ chức tội phạm với quy mô rất lớn". Toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB bị bà Lan thao túng, lũng đoạn để huy động tiền gửi của người dân rồi cho "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" vay, sau đó chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, lên đến hơn 304.000 tỉ.

Xem thêm: Cựu Cục trưởng của Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ 5,2 triệu USD

hinh-van-thinh-phat-117920231104094059.jpg
Số tiền bà Lan chiếm đoạt của SCB tương đương 6% GDP.

Xem thêm: Bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm ngân hàng SCB như thế nào?

Theo kết luận, quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật. "Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Xem thêm: Bà Trương Mỹ Lan được chồng ký khống hồ sơ, gây thiệt hại 39.000 tỷ đồng cho SCB

Theo kết luận, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) hoạt động từ 1/1/2012, vốn điều lệ khi thành lập là hơn 10.000 tỉ. Bà Trương Mỹ Lan mặc dù không trực tiếp giữ chức vụ tại SCB nhưng lại nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần (trên 90% cổ phần).

Từ đó bà Lan chỉ đạo thuộc cấp tại SCB và hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân để lập cả nghìn bộ hồ sơ "khống" đứng tên vay vốn của ngân hàng.

Xem thêm: Kê biên 1.237 bất động sản của bà Mỹ Lan, ông Cao Trí nộp lại 1.000 tỷ

Từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.

Sau khi ba ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bà Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của nhà băng này. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tiếp tục mua và nhờ người đứng tên để tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại SCB lên hơn 91% vào ngày 1/1/2018.

Xem thêm: Chiếm đoạt 1.000 tỷ, đại gia Nguyễn Cao Trí còn tố ngược Trương Mỹ Lan vu khống

Bà Lan bị cáo buộc sử dụng Ngân hàng SCB như một "công cụ tài chính" để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, theo Luật Các tổ chức tín dụng. SCB được phép nhận tiền gửi của người dân, doanh nghiệp để hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn. Nhưng bà Lan đã dùng quyền hạn của mình để chỉ đạo hợp thức hồ sơ rút tiền, phục vụ chi tiêu cá nhân, cơ quan điều tra cáo buộc.

Xem thêm: Chồng bà Trương Mỹ Lan bán tháo loạt bất động sản sau khi vợ bị bắt

vu-van-thinh-phat-16985808684081594837945_11zon(1).jpg
Nhóm 7 người thuộc ngân hàng SCB trong vụ án Vạn Thịnh Phát đang bị truy nã.

Xem thêm: Gia tộc giàu có Trương Mỹ Lan: Bí ẩn từ 'Hồ sơ Panama' đến hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Việc làm này của bà Lan bị đánh giá là vi phạm khi pháp luật hiện hành cấm tổ chức, cá nhân được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Từ ngày 9/2/2018 đến 7/10/2022, bà Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỉ đồng.

So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền 304.096 tỷ đồng (12,53 tỷ USD) mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương 6%.

Hành vi trên phạm vào tội tham ô tài sản. Ngoài ra, hành vi này của bà Lan còn gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129.000 tỉ đồng. C03 cáo buộc hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm là "nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng", kết luận nêu.

"Đây là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động hết sức manh động nhưng cũng rất tinh vi, xảo quyệt, hậu quả mà tổ chức tội phạm này gây ra là đặc biệt lớn về kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng, uy tín của Nhà nước trong quản lý kinh tế", kết luận nêu.

Chuyển giao thành công Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" từ Pháp về Việt Nam

Ngày 16/11 tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, buổi lễ Chuyển giao Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" cho Việt Nam đã diễn ra thành công.

Tháng 11/2022, tại Paris, Pháp, Việt Nam và Pháp đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về việc dừng đấu giá công khai Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại Paris, Pháp và cùng thỏa thuận thống nhất các yêu cầu việc chuyển giao ấn vàng cho phía Việt Nam theo đề nghị của Đoàn công tác liên ngành do Bộ VH,TT&DL chủ trì.

Xem thêm: Sẽ không có chuyện ấn "Hoàng đế chi bảo" bị bán ra nước ngoài lần nữa

chuyen-giao-thanh-cong-an-vang-hoang-de-chi-bao-tu-phap-cho-viet-nam-1docx-1700243152590_11zon.jpg

Xem thêm: Hành trình lưu lạc của ấn vàng triều Nguyễn - Hoàng đế chi bảo

Bộ VH,TT&DL đã lựa chọn Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bắc Ninh là đại diện thực hiện các thủ tục tài chính về quyền lợi các bên liên quan đến ấn vàng theo pháp luật của Cộng hòa Pháp.

Xem thêm: Chuyên gia cổ vật: 6 triệu euro mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo không phải cao

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" của nhà Nguyễn đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841), được vua Bảo Đại khi thoái vị, chọn cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 - 1925) trao lại, để bàn giao cho chính quyền cách mạng ngày 30/8/1945.

Xem thêm: 'Doanh nhân Bắc Ninh mua thành công ấn vàng ở Pháp là rất đáng trân trọng'

Bên cạnh giá trị lịch sử, chính trị, văn hóa và nghệ thuật, Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định của tiến trình lịch sử Việt Nam.

Dừng phương án dời dinh Tỉnh trưởng ở Đà Lạt

Theo kết luận về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 khu trung tâm Hòa Bình (Đà Lạt), Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp kết luận dừng phương án dời dinh Tỉnh trưởng ở Đà Lạt để đánh giá và có phương án tốt hơn.

Kết luận được đưa ra sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng nghe phản biện từ các chuyên gia, kiến trúc sư, đơn vị tư vấn…

dinh_11zon.jpeg

Đối với không gian của toàn bộ khu Hòa Bình Đà Lạt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp thống nhất chưa thông qua việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại đây, nhằm tìm kiếm một hướng tiếp cận khác phù hợp với quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XI) về phát triển thành phố Đà Lạt giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Đối với dinh Tỉnh trưởng cũ, nằm ở đồi Dinh có diện tích 6ha ở trung tâm Đà Lạt, ông Hiệp chỉ đạo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng “cân nhắc việc đề xuất một khối công trình quy mô lớn, nên xen cấy các công trình quy mô vừa phải đảm bảo hài hòa không chỉ cục bộ tại khu vực, mà hài hòa cho cả tổng thể khu trung tâm Hòa Bình, hài hòa, gắn với phát huy yếu tố văn hóa, kinh tế của khu vực".

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị "quá trình nghiên cứu, lập quy hoạch đảm bảo đáp ứng các yếu tố khoa học, biện chứng, thẩm mỹ, thực tiễn, xã hội và kiến trúc gắn với chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh”.

Trước đó, năm 2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chọn phương án xây dựng khách sạn Printemps của kiến trúc sư Thierry Van de Winagaert (tư vấn EAI) tại khu vực đồi Dinh.

Với phương án này, dinh Tỉnh trưởng hiện nay sẽ bị nâng lên 28m so với hiện hữu. Ngay thời điểm công bố phương án, những người làm chuyên môn quy hoạch kiến trúc trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối vì phương án nào cũng hướng đến việc xây dựng một công trình khách sạn đồ sộ, tổ hợp dịch vụ cao tầng và xâm hại tính toàn vẹn không gian đồi Dinh.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Bằng cách nào bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng của Ngân hàng SCB?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO