Luật sư đề nghị ‘khoan hồng đặc biệt’ cho cựu Bí thư Đồng Nai
Sáng 26/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa sơ thẩm vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi bào chữa cho bị cáo Trần Đình Thành (cựu Bí thư Đồng Nai) cho rằng thân chủ mình xứng đáng được hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt, trong đó có tình tiết "người phạm tội tự thú" và đề nghị HĐXX đánh giá lại nguồn chứng cứ thể hiện việc bị cáo này nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Xem thêm: Luật sư đề nghị cựu Bí thư Đồng Nai được hưởng 'khoan hồng đặc biệt'
Theo VKS, qua lời khai của ông Thành, lời khai của nhân viên AIC và vợ bị cáo, cơ quan tố tụng xác định ông này có 6 lần nhận tiền từ Chủ tịch AIC. Tuy nhiên, luật sư cho rằng lời khai từ nhân viên AIC không đủ rõ ràng để chứng minh mục đích những lần đưa tiền cho ông Thành.
Xem thêm: Vụ án AIC: Cựu Bí thư Đồng Nai đánh giá bà Nhàn thông minh, quan hệ rộng
Theo bản luận tội của VKSND TP Hà Nội, bị cáo Trần Đình Thành được hưởng các tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả", "thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải", "tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án".
Xem thêm: Cuộc điện thoại đem về hàng trăm tỷ đồng của cựu Bí thư Đồng Nai
Cùng bào chữa cho bị cáo Thành, một luật sư khác nhận định việc nhận tiền của cựu Bí thư Đồng Nai trước giai đoạn đấu thầu là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
Xem thêm: 'Bị cáo chỉ nghĩ đó là quà cảm ơn vì việc xong xuôi hết rồi'
Từ đó, luật sư nhận định về mặt lý thuyết và thực tế, ông Thành không thỏa mãn yếu tố chủ thể để bị truy cứu tội "Nhận hối lộ" và đề nghị HĐXX đổi tội danh truy tố đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai. Vì vậy, luật sư cho rằng thân chủ mình cần được hưởng khoan hồng.
Tòa tạm ngưng xử phúc thẩm vụ bà Yến ‘Ba Vàng’ kiện Thích Nhật Từ
Ngày 26/12, HĐXX TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự yêu cầu bồi thường về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm do bà Phạm Thị Yến (phật tử chùa Ba Vàng) khởi kiện ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ) - trụ trì chùa Giác Ngộ - TP.HCM.
Xem thêm: "Cúng dường như ở chùa Ba Vàng là không phù hợp"
Theo bản án sơ thẩm do TAND quận 10 thể hiện, trong khoảng thời gian đầu năm 2020, hai kênh YouTube "Đạo Phật ngày nay" và "Thích Nhật Từ Official" đăng tải các thông tin khẳng định bà Phạm Thị Yến bị UBND tỉnh Quảng Ninh "phạt 5 triệu đồng tội truyền bá mê tín thông qua tà pháp thỉnh oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng và một số nơi khác trên địa bàn tỉnh"; "UBND tỉnh Quảng Ninh đã cấm bà (Phạm Thị Yến) không được quyền tạm trú trên toàn tỉnh Quảng Ninh từ ngày 26/3/2019 và cấm không được thuyết giảng truyền bá mê tín...".
Xem thêm: Vụ 'vong báo oán;: “Không đúng chính pháp đạo Phật”
Đại diện nguyên đơn bà Phạm Thị Yến cho rằng việc ông Thích Nhật Từ phát ngôn các thông tin này là hoàn toàn bịa đặt. Tại bản án sơ thẩm, HĐXX đã bác yêu cầu của bà Yến.
Tuy nhiên, sau khi bà Yến khởi kiện ông Trần Ngọc Thảo ra TAND quận 10 thì ông Thảo đã chỉnh sửa video và cắt những phần nói không đúng khỏi video đã phát.
Xem thêm: 'Gọi vong' ở Ba Vàng: Bà Phạm Thị Yến là ai?
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện nguyên đơn cho rằng đến thời điểm này bà Yến không hề bị xử phạt như ông Thảo nói, quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng trước đó do UBND phường Quang Trung (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã được rút.
Luật sư của bà Phạm Thị Yến nói rằng bị đơn đã đổ vạ và trốn tránh trách nhiệm khi đổ cho báo chí. Ông Thích Nhật Từ đã "đơm đặt, vu khống, không có nói có" trong khi ông là người tu hành có chức vụ chứ không chỉ là công dân bình thường.
Xem thêm: Bác đơn kiện của bà Phạm Thị Yến liên quan cúng 'oan gia trái chủ'
HĐXX sau khi hội ý đã tạm ngừng phiên tòa để thu thập bằng chứng theo thông tin mà nguyên đơn cung cấp. Dự kiến phiên tòa mở lại vào ngày 13/1/2023.
Thích Nhật Từ chính là người đã kiện ông Lê Tùng Vân và nhiều người tại Tịnh Thất Bồng Lai xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân ông.
Thêm một cháu bé tử vong trong vụ nổ lớn tại Đắk Lắk
Liên quan vụ nổ lớn ở Đắk Lắk, chiều 26/12, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên xác nhận vừa có thêm một trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tử vong.
Như vậy, vụ nổ lớn nghi do các em nhỏ ở Krông Ana, Đắk Lắk tự làm pháo theo hướng dẫn trên mạng đã khiến 2 cháu bé tử vong; còn 2 trường hợp bị thương đang được điều trị cấp cứu.
Xem thêm: Nổ lớn tại nhà dân ở Đắk Lắk, 4 trẻ em thương vong
Xem thêm: Tự chế pháo nổ, bé trai 13 tuổi ở Bắc Giang chết thương tâm
Lãnh đạo bệnh viên cho biết một cháu đang được điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện và một cháu được chuyển viện đến TPHCM điều trị.
Xem thêm: Hà Tĩnh: Học sinh tự chế pháo nổ
Trước đó, chiều 25/12, tại một căn nhà ở thôn Quỳnh Tân, thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana) đã xảy ra vụ nổ lớn. Khi người dân tới hiện trường thì phát hiện có 4 cháu bé thương tích đầy mình nên vội đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, một bé trai 11 tuổi đã tử vong. Nguyên nhân do các cháu bé chế pháo, khi đang nhồi thuốc thì không may phát nổ.
Có nên áp dụng quy định giao dịch giá trị 300 triệu đồng phải báo cáo?
Bộ Tư pháp đang tổ chức thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước trước đó, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng. Đối tượng áp dụng gồm tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.
Xem thêm: Vì sao NHNN yêu cầu những giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo?
Góp ý với đề xuất trên, Bộ Quốc phòng đề nghị, nâng định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo vì định mức 300 triệu đã được áp dụng từ năm 2013, đến nay giá trị tiền Việt Nam cũng như giá cả thị trường, số lượng giao dịch đã tăng rất nhiều lần.
Xem thêm: Đề xuất thanh toán giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng
Chung quan điểm, Bộ Công an cho rằng 10 năm qua đã có sự phát triển kinh tế, xã hội rất lớn nên cần điều chỉnh mức cao hơn 300 triệu đồng.
Còn Bộ Tư pháp thì phân tích: Quyết định số 20/2013 đã được ban hành cách đây gần 10 năm, đến nay tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng đã có nhiều biến đổi. Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) khuyến nghị ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo là 15.000 USD (tương đương 375 triệu đồng) và cũng không khuyến nghị cụ thể đây là mức giá trị giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hay nhiều lần trong một ngày của khách hàng.
Đại diện các ngân hàng cũng cho rằng dự thảo đặt ra mức giá trị của giao dịch lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng chưa phù hợp với thực tế phát triển và hoạt động giao dịch thanh toán hiện nay.
Đại diện ngân hàng khẳng định, mức giao dịch 300 triệu đồng không quá lớn và khả năng liên quan đến hoạt động rửa tiền không thực sự cao. Do đó cần phải xem xét lại nội dung này theo một trong 2 hướng: Thứ nhất, nâng cao hơn nữa mức giá trị giao dịch phải báo cáo để phản ánh đúng bản chất cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay; thứ hai, không quy định nội dung này.
Tuy nhiên, trong hồ sơ gửi tới Bộ Tư pháp phục vụ công tác thẩm định, Ngân hàng Nhà nước bày tỏ "không tiếp thu" các ý kiến trên.
Khả năng có mưa tuyết, băng giá ở Bắc Bộ trong đợt rét sắp tới
Bà Lê Thị Loan - Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) - cho biết, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo, khoảng gần sáng và ngày 28/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên độ cao 5.000m, từ chiều và đêm 28/12, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi rét hại; khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa phổ biến từ 10-13 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ; khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế phổ biến 14-17 độ.
Từ chiều và đêm 28-30/12, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi rét hại. Vùng núi cao Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng g