Thời sự 24 giờ: Bà Trương Mỹ Lan được cháu gái Trương Huệ Vân giúp ‘rút ruột’ hơn 1000 tỷ từ SCB ra sao?

Tổng hợp| 21/11/2023 06:00

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Huệ Vân tội Tham ô tài sản.

Bà Trương Mỹ Lan được cháu gái Trương Huệ Vân giúp ‘rút ruột’ hơn 1000 tỷ từ SCB ra sao?

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Huệ Vân tội Tham ô tài sản.

Xem thêm: Chuyện ‘đổi trắng thay đen’ và hậu quả khôn lường trong vụ Vạn Thịnh Phát

Theo kết luận điều tra, Trương Huệ Vân là cháu ruột của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Bị can này được bà Lan tin tưởng giao đứng tên cổ phần, góp vốn, tham gia quản lý, điều hành nhiều công ty khác nhau có hoạt động kinh doanh thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Xem thêm: Người được Trương Mỹ Lan chọn làm Chủ tịch SCB vì 'không quậy phá'

cdn-ivtcnewsvn-upload-2023-11-18-truong-hue-van-22395431-1700473111892271791064_11zon.jpeg
Trương Huệ Vân và Trương Mỹ Lan.

Xem thêm: Người chắp nối bà Trương Mỹ Lan và cựu Cục trưởng Thanh tra ngân hàng II

Bà Lan chỉ đạo Vân sử dụng pháp nhân nhiều công ty để vay vốn tại Ngân hàng SCB, nhằm phục vụ mục đích kinh doanh và trả nợ vay tại các ngân hàng khác.

Từ năm 2020, Trương Huệ Vân đã chỉ đạo nhân viên sử dụng 52 công ty "ma" và 4 công ty hoạt động thật tạo lập 155 khoản vay khống để rút tiền khỏi SCB. Đến ngày 17/10/2022, 155 khoản vay này còn dư nợ hơn 2.800 tỷ đồng, bao gồm cả gốc và lãi.

Xem thêm: Quyền lực ngầm’ của bà Trương Mỹ Lan và chuyện mua chuộc cán bộ

Kết luận điều tra cáo buộc, Vân đã giúp sức, đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi Tham ô tài sản, liên đới chiếm đoạt hơn 1.088 tỷ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 25 tỷ đồng.

Xem thêm: SCB và chiêu bài giấu nợ xấu, danh tính đối tác

truong-hue-van.jpg

Xem thêm: Trương Mỹ Lan mua chuộc cả đoàn thanh tra Ngân hàng SCB thế nào?

"Trương Huệ Vân nhận thức được sai phạm của bản thân mình trong quá trình làm việc theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan", kết luận điều tra nêu và cho biết, nữ bị can này thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra; tự nguyện, phối hợp với gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Yêu cầu không cấp phép tràn lan các cuộc thi người đẹp, người mẫu

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký văn bản gửi đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu.

Xem thêm: Hoa hậu có thực sự cần cho xã hội không mà tổ chức thi nhiều đến thế?

Trong văn bản, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tổ chức thi người đẹp, người mẫu trên địa bàn theo quy định tại điều 29 nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Xem thêm: Nhiều cuộc thi hoa hậu chỉ là gameshow, đừng coi họ là đại diện phụ nữ Việt

6-2-16375721167501727892209.jpg

Xem thêm: 'Lạm phát' Hoa hậu: Được mùa thì... mất giá

Theo đó các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động nghệ thuật biểu diễn (thi người đẹp, người mẫu) tại địa phương theo phân cấp.

Đặc biệt, ông Hùng đề nghị các địa phương rà soát toàn diện các cuộc thi người đẹp, người mẫu trên địa bàn đã được cấp văn bản chấp thuận, kiểm tra các điều kiện bảo đảm, cương quyết dừng, đình chỉ các cuộc thi không đáp ứng được yêu cầu.

Xem thêm: Không đâu như Việt Nam, chưa đầy 1 tuần thêm 3 Hoa hậu, 12 Á hậu

Các địa phương cũng cần kiểm tra rà soát mục đích, mục tiêu, yêu cầu trong các cuộc thi để tìm ra các cuộc thi muốn tôn vinh biểu tượng sắc đẹp thực sự, đại diện cho vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam mà quyết định số lượng cuộc thi người đẹp, người mẫu được chấp thuận ở địa phương mình, bảo đảm chất lượng, đúng quy định.

Đề nghị quy định dạy thêm là ngành kinh doanh có điều kiện

Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả giám sát kiến nghị của cử tri ngày 20/11, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, dạy thêm, học thêm hay các nguyện vọng được học tập ngoài nhà trường là nhu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu của người học.

Xem thêm: Giáo dục không của riêng ai

day-them-7-11593473_11zon.jpg

Xem thêm: Giấc mơ quay lại bục giảng của hai cô giáo trong vụ cháy chung cư mini

Theo Bộ trưởng, Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều văn bản quy định về kiểm soát việc dạy thêm, học thêm trong khuôn khổ của nhà trường; những quy định về đạo đức của nhà giáo, quy tắc ứng xử của trường học, văn hóa học đường, thi hành công vụ của nhà giáo.

Xem thêm: Điều kỳ diệu mang tên cô hiệu trưởng: 'Cô đã cho con tôi một cuộc đời mới'

Tuy nhiên, với môi trường ngoài nhà trường, còn đang thiếu cơ sở pháp lý để có thể quản lý, điều tiết, giám sát, xử lý.

Bộ trưởng đồng tình với ý kiến cần đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

Xem thêm: Những lớp học đặc biệt

Tuy nhiên, với số lượng 53.000 trường học và những gì diễn ra ở môi trường ngoài nhà trường thì Bộ GD&ĐT mong chính quyền địa phương trên địa bàn của mình phối hợp để có thể kiểm soát. Bộ trưởng cũng mong phụ huynh phối hợp đối với nhà trường, ngành giáo dục trong việc tổ chức hoạt động dạy thêm hiệu quả.

Nên kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2%

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tờ trình của Chính phủ đề xuất giảm thuế VAT 2%. Nhiều đại biểu nêu ý kiến nên kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2%.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho rằng giảm thuế VAT 2% là cần thiết, nên có một mức giảm thuế VAT chung, không phân biệt các nhóm ngành hàng, vì các ngành hàng đều có tác động lẫn nhau. Dự báo thời gian tới kinh tế còn khó khăn kéo dài, cần có trợ lực thực chất, nên cân nhắc kéo dài giảm VAT cho cả năm 2024, thay vì chỉ giảm 6 tháng đầu năm.

Theo đại biểu, sau các lần giảm thuế VAT vào năm 2022, 2023 cho thấy nếu chỉ giảm thuế 6 tháng sẽ chưa phát huy tối đa tác dụng. Theo tính toán, tác động của giảm thuế VAT 2% chỉ vài chục ngàn tỉ đồng, không quá lớn. Trong khi đó giảm thuế VAT có tác dụng kép và minh bạch, không hình thức như gói hỗ trợ tín dụng.

giam-thue-vat-1643718253547722374748(1).jpeg

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đồng tình việc giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2024, nhưng cần làm rõ tác động của việc giảm thuế đối với tăng trưởng kinh tế, cũng như góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Tờ trình cho rằng chính sách giảm 2% thuế VAT vừa qua đã thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cũng cho rằng cần có đánh giá kỹ tác động của việc giảm thuế VAT để có chính sách dài hạn. Ý nghĩa giảm thuế VAT trực tiếp tác động tới người dân, giúp kích cầu tiêu dùng, trong khi doanh nghiệp cũng được tác động gián tiếp. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm thuế VAT, nhưng có thể bị hại gián tiếp khi thu ngân sách không được đảm bảo, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, khi báo cáo giải trình ý kiến của đại biểu, cho biết chính sách giảm thuế VAT thực hiện liên tiếp trong 3 năm, đối tượng không có gì thay đổi để đảm bảo nhất quán chính sách và giảm áp lực cho ngân sách.

Theo bộ trưởng, việc giảm thuế VAT chỉ là một trong nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng GDP. Trước mắt trình giảm thuế VAT 2% trong ngắn hạn 6 tháng, vừa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn vừa không tác động nặng lên ngân sách. Căn cứ tình hình thực hiện trong thực tế sẽ tiếp tục có báo cáo xin ý kiến Quốc hội.

Cứu 14 ngư dân tàu cá Bình Định gặp nạn trên biển

Chiều 2011, lãnh đạo Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (Trung tâm 3) cho biết rạng sáng cùng ngày nhận được thông tin cho biết một tàu số hiệu BĐ 98268 TS bị phá nước tại vị trí cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 95 hải lý. Lúc gặp nạn trên tàu có 14 ngư dân.

Ngay sau khi nhận thông tin, dưới sự chỉ đạo của các bộ, ngành trung ương, Trung tâm 3 đề nghị Đài thông tin duyên hải TP.HCM phát thông tin khẩn cấp. Đồng thời yêu cầu các tàu có hải trình đi qua khu vực tàu cá gặp nạn tăng cường quan sát để tìm kiếm, cứu nạn 14 ngư dân.

tau-cuu-ngu-dan-17004632974401578881253_11zon.jpg
14 ngư dân gặp nạn đã được tàu BARZAN vớt. Ảnh: TT3 cung cấp

Cùng với đó, Trung tâm 3 cũng sẵn sàng cho tàu cứu nạn SAR 413 ra hiện trường. Đồng thời, phối hợp, giữ thông tin, liên lạc với các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Phú Yên và Vùng Cảnh sát biển 3.

Qua rà soát các phương tiện, Trung tâm 3 phát hiện các tàu có hai tàu đi qua vùng biển 14 ngư dân gặp nạn, trong đó có tàu hàng BARZAN. Ngay lập tức Trung tâm 3 liên lạc trực tiếp với tàu này yêu cầu tổ chức tìm kiếm, cứu nạn 14 ngư dân.

Đến khoảng 12h20 ngày 20/11, tàu BARZAN báo bằng điện thoại tới Trung tâm III đã cứu được toàn bộ 14 ngư dân của tàu BĐ 98268 TS.

Hiện các cơ quan chức năng đang phối hợp để tiếp nhận 14 ngư dân tàu BĐ 98268 TS từ tàu BARZAN để đưa về bờ.

Trong ngày 20/11, ông Trần Văn Phúc – GĐ Sở NN&PTNT Bình Định cho biết đoàn công tác tỉnh này đã vào đến Bình Thuận để tiếp nhận 14 ngư dân.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Bà Trương Mỹ Lan được cháu gái Trương Huệ Vân giúp ‘rút ruột’ hơn 1000 tỷ từ SCB ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO