Bà Trương Mỹ Lan thao túng lãnh đạo chủ chốt của SCB thế nào?
Theo cáo trạng từ vụ án tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan dùng chiêu để thao túng lãnh đạo chủ chốt của SCB.
VKSND Tối cao truy tố 45 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB, trong đó có 3 cựu Chủ tịch HĐQT, 4 Tổng giám đốc, 10 Phó tổng giám đốc. Với tư cách Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Lan có quyền lực cao nhất tại SCB vì chi phối hơn 91% cổ phần. Bà Trương Mỹ Lan đích thân tuyển chọn những vị trí lãnh đạo chủ chốt tại SCB, họ có trình độ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Theo cáo trạng, bà Lan trả lương từ 200-500 triệu đồng mỗi tháng cho những nhân vật này. Ngoài ra, bà còn thưởng tiền, thưởng cổ phần SCB để dễ điều khiển họ.
Với chiêu trò đó, bà Trương Mỹ Lan nhanh chóng có những cánh tay đắc lực như cựu chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Thu Sương, Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng và cựu tổng, phó tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung. Họ đã giúp bà Lan rút ruột của SCB hơn 1.066.600 tỷ đồng trong 10 năm.
Bị can Bùi Anh Dũng làm việc tại SCB từ thời kỳ đầu, trải qua nhiều vị trí và được bà Lan cất nhắc làm Chủ tịch HĐQT từ năm 2020.
Theo điều tra, Bùi Anh Dũng biết rõ các khoản vay của nhóm bà Lan sẽ không cần thẩm định khách hàng, tài sản bảo đảm, không quan tâm phương án vay vốn và sẽ theo dõi riêng trên hệ thống. Việc này đã bỏ qua quy định cho vay thông trường, trái quy định pháp luật nhưng Dũng vẫn tích cực giúp sức.
Ngoài lương thưởng dịp lễ, tết, bị can này được bà Lan cho 500.000 cổ phiếu SCB (khoảng 5 tỷ đồng).
Trong khi đó, bị can Trương Khánh Hoàng, quyền Tổng giám đốc SCB, được bà Lan triệu tập tham gia nhiều cuộc họp lãnh đạo cấp hội sở của SCB.
Trương Khánh Hoàng hận lệnh từ "Madam Lan" sẽ giao các bộ phận chuyên môn như khối tái thẩm định, phê duyệt tín dụng để làm thủ tục giải ngân.
Theo Cơ quan công tố, từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2021, Hoàng đã ký 253 tờ trình tái thẩm định, 349 biên bản họp hội đồng kinh doanh, 39 tờ trình đồng ý cho 386 khoản vay hơn 220.000 tỷ đồng.
Vì được trả lương rất cao, từ khoảng 130-500 triệu đồng/tháng nên dù biết rõ các khoản vay của bà Lan và Vạn Thịnh Phát đều trái quy định pháp luật nhưng Hoàng vẫn giúp bà Lan rút tiền của SCB.
Bị can này được bà Lan thưởng tổng 5 tỷ đồng. Đồng thời, Hoàng còn nhận từ bà Lan 300.000 cổ phần SCB (khoảng 3 tỷ đồng) vào năm 2021 và 10 triệu cổ phần (khoảng 100 tỷ đồng) vào năm 2022. Đáng chú ý, Hoàng để vợ và bố, mẹ vợ đứng tên số cổ phần này.
Xem thêm: Vụ Vạn Thịnh Phát: Trưởng đoàn thanh tra nhận 5,2 triệu USD, che sai phạm SCB
Cục An ninh mạng điều tra vụ clip nhạy cảm nghi của Phương Mỹ Chi
Phương Mỹ Chi đã gửi đơn trình báo đến Bộ Công an về tin đồn lộ clip nhạy cảm làm ảnh hưởng đến tên tuổi, hình ảnh. Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) đã nắm được sự việc. Cơ quan chức năng đang trong giai đoạn điều tra, xác minh vụ việc.
Xét thấy vụ việc đang gây xôn xao cộng đồng mạng, lãnh đạo cục chỉ đạo các phòng vào cuộc xác minh. Cục A05 chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại diện Phương Mỹ Chi cho biết từ khi vụ việc xảy ra, ca sĩ buồn và stress vì để ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Vì vậy, cô và ê-kíp quyết định nhờ đến cơ quan chức năng.
"Thời gian điều tra có thể kéo dài, cho đến khi có kết quả chính thức. Đối với cô gái 20 tuổi khi bị tổn hại danh dự, nhân phẩm, Chi đã xem đây là 1 hành trình dài, không chỉ lấy lại danh dự cho bản thân, cho sự cống hiến nghệ thuật gần 10 năm qua, mà còn là hành trình theo đuổi đến cùng để sát cánh cùng nạn nhân bị vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, bạo lực trên mạng xã hội sau này có thêm sự mạnh mẽ để bảo vệ bản thân", Phương Mỹ Chi chia sẻ trên Facebook.
Vào ngày 8/12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh nhạy cảm của một người có ngoại hình khá giống Phương Mỹ Chi. Ngay sau đó, giọng ca trẻ vội lên tiếng bác bỏ và cho rằng điều này làm ảnh hưởng đến danh dự cô.
Xem thêm: Cục An ninh mạng chỉ đạo điều tra vụ clip nhạy cảm nghi của Phương Mỹ Chi
Phát hiện vật thể lạ ở Quảng Ngãi có chữ Trung Quốc
Ngày 16/12, đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ (TP Quảng Ngãi) phối hợp cùng cơ quan quân sự địa phương kiểm tra vật thể giống thiết bị bay không người lái được ngư dân vớt ở biển.
Vật thể này có hình dạng như thiết bị bay không người lái. Theo đó, thiết bị dài khoảng 3m, đường kính 30cm. Vật thể có 2 cánh, mỗi cánh dài 65cm, phần đuôi có cánh quạt.
Trên thân thiết bị có nhiều ký hiệu, chữ Trung Quốc. Vật thể này đã trôi dạt trên biển một thời gian dài nên nhiều bộ phận bị hư hỏng, biến dạng, một số ký hiệu bong tróc.
Ngư dân Trần Thanh, 65 tuổi, sống ở TP Quảng Ngãi đã phát hiện vật thể này khi đi đánh cá. Ban đầu, ông Thanh mang về nhà để trưng bày nhưng sau đó phát hiện có nhiều ký hiệu lạ nên báo cơ quan chức năng kiểm tra.
Xem thêm: Vật giống máy bay không người lái có chữ Trung Quốc trôi ở biển Quảng Ngãi