Tước danh hiệu CAND 3 sĩ quan công an đánh hai thiếu niên tại Sóc Trăng
Liên quan vụ cảnh sát ở Sóc Trăng có hành vi đánh 2 thanh, thiếu niên, tỉnh này đã tổ chức buổi họp báo thông tin vụ việc.
Đại tá Lâm Thành Sol, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 3 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đánh, đập 2 thiếu niên vi phạm giao thông, gồm: đại úy Châu Minh Trung; trung úy Nguyễn Quang Thái và thượng úy Đoàn Tấn Phong.
Xem thêm: Tước danh hiệu 3 sĩ quan công an trong vụ đánh 2 thiếu niên ở Sóc Trăng
Đại úy Trần Minh Đời, người chứng kiến vụ việc, bị kỷ luật cảnh cáo. Riêng đại úy Thái Trường An, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự và Cơ động của Công an thị xã Vĩnh Châu, bị giáng chức xuống làm cán bộ.
Theo ông Sol, vụ việc đánh 2 thanh, thiếu niên có yếu tố hình sự hay không thì phải căn cứ quy định pháp luật, căn cứ thương tích của nạn nhân và theo các quy trình thủ tục chứ không phải muốn khởi tố là được. Sự việc sẽ xử tới nơi tới chốn, không có vùng cấm. Người đứng đầu công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, theo thông báo của gia đình, sức khỏe 2 thanh, thiếu niên hiện bình thường, tâm lý ổn định.
Xem thêm: Vi phạm quy tắc ứng xử ngành công an
Đề cập đến việc người phát tán clip trên lên mạng xã hội, ông Lê Hoàng Bắc, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng khẳng định việc này không có vi phạm pháp luật. Với 5 lỗi vi phạm hành chính mà 2 thanh, thiếu niên mắc phải với mức phạt 6 triệu đồng, cho lấy xe về.
Vì sao Thứ trưởng Trương Quốc Cường được giảm 1 năm tù?
Sau 3 ngày xét xử và nghị án, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và 9 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada.
Xem thêm: Cựu Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường được giảm 1 năm tù
Tòa phúc thẩm quyết định giảm án cho bị cáo Trương Quốc Cường từ 4 năm tù còn 3 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Xe thêm: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường "dính chàm" ra sao?
Tại tòa, HĐXX cho biết bị cáo Cường được giảm án vì đã cùng gia đình nộp thêm 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả (giai đoạn sơ thẩm đã nộp 1,8 tỷ đồng) và nộp hơn 50 giấy khen, bằng khen, huân chương...
12 thuyền viên Trung Quốc tử vong gần biển Côn Đảo nghi do ngộ độc thực phẩm
Ngày 30/9, cơ quan chức năng huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phối hợp các đơn vị liên quan, cấp cứu, xử lý vụ nhiều thuyền viên trên tàu Trung Quốc bị thương vong nghi do ngộ độc thực phẩm.
Theo thông tin ban đầu, tàu WuZhou 8 (mang quốc tịch Trung Quốc) hành trình từ Thái Lan đi Trung Quốc với 21 thuyền viên trên tàu. Khi di chuyển đến tọa độ 8o14"01'N - 107o35"29'E '' thì phát hiện có 18/21 thuyền viên có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm: Nhiều thuyền viên nước ngoài tử vong gần Côn Đảo
Thuyền trưởng đã báo thông tin về cho chủ tàu và đại lý tàu. Đại lý tàu cũng đã thông báo đến với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III sắp xếp trực thăng đón thuyền viên và tiến hành đưa thuyền viên đi cấp cứu…
Ngay sau đó, đã có 3 máy bay trực thăng ra tàu Wu Zhou 8 để đưa 11 thuyền viên vào Trung tâm Y tế Quân dân y huyện Côn Đảo. Trong quá trình vận chuyển và cấp cứu, có 2 thuyền viên đã tử vong. 9 người còn lại đang được tích cực cấp cứu, điều trị.
Theo thông tin từ đội trực thăng cứu hộ, 10 người còn lại cũng đã tử vong trên tàu.
Bệnh viện Chợ Rẫy than khó nếu không được dùng máy mượn, máy đặt
Tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM , Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng tình trạng thiếu hóa chất, thiếu trang thiết bị tạo gánh nặng lớn cho công tác xét nghiệm, không đủ xét nghiệm trả cho người bệnh. Từ đó, dẫn đến nguy cơ bác sĩ không đủ kết quả để chẩn đoán, ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị. Phần lớn trang thiết bị của bệnh viện là máy đặt, máy mượn. Nếu không cho dùng máy mượn, máy đặt, bệnh viện có thể phải đóng cửa.
Đây là một trong rất nhiều khó khăn điển hình mà nhiều bệnh viện công trong cả nước đang gặp phải.
Xem thêm: Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ phải đóng cửa nếu không cho dùng máy đặt, máy mượn
Tự chủ bệnh viện được xem là chính sách “cởi trói” cho các đơn vị y tế công lập nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thế nhưng, tình trạng không có bệnh nhân, không có doanh thu, giá viện phí chưa được tính đúng, tính đủ khiến cho đời sống của cán bộ, nhân viên y tế không được đảm bảo, chất lượng dịch vụ y tế không phát triển được... đã khiến cho việc thí điểm bệnh viện tự chủ toàn diện thất bại.
Các chuyên gia cho rằng cắt ngân sách để các bệnh viện tự 'bơi', cơ chế liên doanh, liên kết với tư nhân biến dịch vụ công y tế thành ngành thương mại, nhiều chuyên gia đề nghị chấm dứt liên doanh liên kết, không yêu cầu tự lo tài chính, trả bệnh viện công trở về 'công đích thực'.
Xem thêm: Vì sao bệnh viện hàng nghìn người khám mỗi năm, càng làm càng thâm hụt?
TS Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công cho rằng, bệnh viện (BV) công cung cấp dịch vụ công y tế (KCB do nhà nước chi trả) thì không thể “tự chủ” theo nghĩa tự lo về tài chính, nguồn thu. Khi bắt BV “tự chủ” - tự nuôi mình thì đương nhiên BV phải đặt nặng mục tiêu kinh doanh, phải có lợi nhuận. Để có lợi nhuận, BV phải tạo ra các dịch vụ. Từ đó tạo ra thực trạng trong cùng BV công có người được thuê nằm riêng một phòng, trong khi các bệnh nhân khác chen chúc 2 - 3/giường, thậm chí vạ vật ở hành lang, sàn nhà.
Xem thêm: Khuyết điều dưỡng trầm trọng, ngành y tế TP.HCM tìm giải pháp
Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Đặng Thuần Phong cũng đề xuất cần sớm “trả các BV công về vị trí cũ”. Y tế là ngành đặc thù, BV công là đơn vị cung cấp dịch vụ công y tế, do đó phải được nhà nước đầu tư để trở thành trụ đỡ, “xương sống”, giải quyết những phần mà tư nhân không làm được, thậm chí không muốn làm; đồng thời dẫn dắt về chuyên môn, đào tạo cho cả hệ thống y tế chứ không thể tối ngày chạy theo lợi nhuận.
Nghệ An, Hà Tĩnh nhiều thiệt hại vì mưa lũ sau bão Noru
Tính đến trưa 30.9, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 13 nghìn ngôi nhà bị ngập, 7 người chết và 1 người mất tích. Mưa lũ đã làm 13.756 nhà trên địa bàn tỉnh bị ngập, 764 hộ phải di dời, 11 nhà thiệt hại trên 70%; 94 nhà bị hư hỏng, tốc mái, 38 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất. Mưa lũ cũng gây thiệt hại hơn 1.130 ha lúa, gần 5.900ha hoa màu; 209 con gia súc và 34.423 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 5.100ha diện tích ao hồ nhỏ bị ngập, 1.555 tấn muối bị thiệt hại.
Xem thêm: 7 người chết vì mưa lũ ở Nghệ An
Các tuyến giao thông như quốc lộ 7 đi các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương bị ách tắc do sạt lở đất nghiêm trọng tại khu vực Dốc Chó (huyện Con Cuông). Tuyến quốc lộ 48 đi các huyện Quế Phong, Quỳ Châu bị chia cắt do ngập lụt đoạn khu vực thị xã Thái Hòa. Lượng đất đá tràn xuống đường lớn và nước dâng ngập gần 1m.
Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) ngập sâu, có vị trí nước dâng lên so với mặt đường đến nửa mét khiến nhiều phương tiện chết máy, giao thông ùn tắc kéo dài.
Xem thêm: Quốc lộ 1A đoạn qua Nghệ An ngập sâu, ùn tắc kéo dài
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn khiến nhiều nơi bị cô lập, giao thông tê liệt. Toàn tỉnh có gần 35.000 học sinh phải nghỉ học. Riêng huyện Hương Sơn, trong sáng 29/9 phải cho 13.503 học sinh tại 34 trường Mầm non đến THCS tạm thời không đến trường.
Xem thêm: "Nước dâng ngang chân rồi ngang bụng, tôi chỉ kịp ôm hai con chạy"
Tuyến quốc lộ 8A lên Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn) sạt lở nghiêm trọng, ngành chức năng phải cấm phương tiện giao thông lưu thông trên khu vực này.
Trưa 30/9, mưa lớn kèm theo lốc xoáy khiến nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh bị hư hỏng nặng tại huyện Can Lộc.