Xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’: 105 luật sự bào chữa cho 54 bị cáo
Theo quyết định của TAND TP Hà Nội, sáng 11/7 sẽ xét xử đại án "chuyến bay giải cứu". Dự kiến việc xét xử diễn ra trong 30 ngày, cả thứ 7 và Chủ nhật.
Xem thêm: Vụ 'chuyến bay giải cứu': Nhận hối lộ hàng trăm tỷ, khắc phục vài chục tỷ
Có 54 bị cáo trong vụ án bị đưa ra xét xử với 5 tội danh là Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Xem thêm: Nhân vật bỏ trốn trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’
Xem thêm: Phu nhân cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận tiền hối lộ ở quán cà phê
Trong đó, 21 bị cáo bị truy tố về tội Nhận hối lộ; 4 bị cáo bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 23 bị cáo bị truy tố về tội Đưa hối lộ; 4 bị cáo bị truy tố về tội Môi giới hối lộ; 1 bị cáo bị truy tố về hai tội Đưa hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 1 bị cáo bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm: Quá trình "đi đêm" của cựu Đại sứ Vũ Hồng Nam trong vụ chuyến bay giải cứu
Có 105 luật sư tham gia bào chữa cho 54 bị cáo tại phiên xét xử tới đây.
Hai bị cáo có nhiều người bào chữa nhất (6 luật sư bào chữa) là Vũ Hồng Quang, cựu cán bộ Cục Hàng không Việt Nam và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ và du lịch Bầu trời xanh.
Xem thêm: Chiêu giấu tiền 'bôi trơn' vụ chuyến bay combo của cựu cán bộ Bộ GTVT
Còn cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Thị Hương Lan; cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự Việt Nam (Bộ Ngoại giao) Đỗ Hoàng Tùng và cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng có 3 luật sư bào chữa…
Xem thêm: Cách "tổ chức" chuyến bay giải cứu của cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia
Riêng cựu trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Quang Linh có 2 luật sư bào chữa.
Yêu cầu Netflix, FPT Play gỡ phim Trung Quốc 'Flight to you' vì có 'đường lưỡi bò'
Chiều 9/7, Cục Điện ảnh ban hành công văn yêu cầu Netflix và FPT Play gỡ phim 'Hướng gió mà đi' (Flight to you) vì nhiều tập có 'đường lưỡi bò' phi pháp.
Xem thêm: 'Đường lưỡi bò' phi pháp xuất hiện trên phim: Đe dọa an ninh văn hóa
Cục Điện ảnh cho biết đã tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ nội dung phim Hướng gió mà đi (39 tập). Kết quả kiểm tra phim Hướng gió mà đi (39 tập) phổ biến tại trang web Netflix và ứng dụng Netflix cho thấy hình ảnh "đường lưỡi bò" xuất hiện trên bản đồ trong nhiều cảnh phim.
Xem thêm: Nhà sản xuất phim 'Barbie' nói không có đường lưỡi bò, Việt Nam vẫn giữ lệnh cấm
Xem thêm: Quảng bá sản phẩm có “đường 9 đoạn” tại Việt Nam là vi phạm pháp luật
Cụ thể, đó là trong các tập 18, 19, 21, 24, 25, 26, 27, 38; đặc biệt thể hiện rất rõ "đường lưỡi bò" từ 2 phút đến 2 phút 3 giây của tập 30; và kèm theo lời thoại và phụ đề "Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới" từ 41 phút 18 giây đến 41 phút 55 giây của tập 18.
Xem thêm: “Đường lưỡi bò” phi lý
"Việc thể hiện hình ảnh đường lưỡi bò và những nội dung trong lời thoại và phụ đề như đã nêu trên trong phim là không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam và vi phạm quy định tại điểm d, khoản 1, điều 9 Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15", công văn gửi Netflix nhấn mạnh.
Xem thêm: Phim ngoại xuyên tạc lịch sử: Cần triệt để ngay từ khi kiểm dịch
Trong công văn gửi Công ty cổ phần Viễn thông FPT, Cục Điện ảnh cho biết nhận được thông ục Điện ảnh yêu cầu Công ty Netflix gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi tại địa chỉ tên miền Netflix và ứng dụng Netflix; yêu cầu Công ty cổ phần Viễn thông FPT gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi tại địa chỉ tên miền FPT Play và ứng dụng FPT Play theo quy định của Luật Điện ảnh. Thời gian thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ 0h ngày 10/7 và có văn bản báo cáo kết quả thực hiện gửi về Cục Điện ảnh trước ngày 12/7.
Xem xét đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp
Hôm nay kỳ họp thứ 10, HĐND TP.HCM khóa X sẽ khai mạc, môt trong những nội dung sẽ được các đại biểu xem xét là tờ trình của UBND TP về đổi tên Xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức có chiều dài 7,79km, thành đường Võ Nguyên Giáp.
Cụ thể, đoạn đường đổi tên từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái với chiều dài là 5,9km, từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức với chiều dài là 1,89km. Phần Xa lộ Hà Nội còn lại sẽ kéo dài từ ngã tư Thủ Đức tới TP Biên Hòa (Đồng Nai).
Xem thêm: Đề xuất đặt tên đường nghệ sĩ Phùng Há, Bảy Nam, Út Trà Ôn
Xem thêm: Danh sách 52 tuyến đường, phố được đặt tên mới ở Hà Nội
Theo Sở VH-TT TP.HCM, việc đổi tên đường Võ Nguyên Giáp nhằm ghi nhận công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngoài ra, để thể hiện sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đối với một vị tướng huyền thoại đã có công lao to lớn đối với dân tộc.
UBND TP Thủ Đức đã lấy ý kiến người dân sinh sống tại tuyến đường và nhận được hơn 90% phiếu đồng ý.
Xem thêm: Hà Nội lý giải việc đặt tên phố Trần Đăng Khoa
Việc đổi tên sẽ hình thành một trục đường xuyên suốt gồm Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử (chiến dịch Điện Biên Phủ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
Khánh thành Nhà hát Hồ Gươm
Sáng 9/7, Bộ Công an và UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Nhà hát Hồ Gươm (ở số 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự.
Nhà hát Hồ Gươm hoàn thành sau 22 tháng thi công, có quy mô 5.000m2, do Bộ Công an và UBND thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng tại vị trí đắc địa. Nhà hát Hồ Gươm gây ấn tượng bởi phong cách thiết kế theo lối kiến trúc Tân cổ điển.
Nhà hát có sáu tầng nổi, ba tầng hầm, gồm khán phòng chính lên đến 900 chỗ ngồi, phòng hòa nhạc nhỏ 500 chỗ và các khu vực trưng bày, triển lãm nghệ thuật và các công trình phụ trợ khác. Đặc biệt gây ấn tượng là 52 cột đá nguyên khối nhập khẩu từ Tây Ban Nha cùng các khối mặt kính và mái vòm bao bọc tòa nhà.
Ngoài ra, từng chi tiết thiết kế của hệ mái sảnh và nội thất bên trong nhà hát lại tái hiện một phần lịch sử của dân tộc Việt Nam qua những hoa văn truyền thống biểu trưng cho văn hóa Việt như mặt trời, chim hạc, trống đồng Đông Sơn, các nhạc cụ dân tộc...
Nhà hát có khả năng đáp ứng đa dạng yêu cầu trình diễn của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, từ opera, giao hưởng thính phòng, nhạc kịch, balle - múa, cho tới các chương trình biểu diễn âm nhạc hiện đại, các hội thảo, show truyền hình...
Các trang thiết bị âm thanh đều được đặt hàng riêng tương thích với thiết kế nhà hát, tuân thủ những tiêu chuẩn cao cấp, hiện đại bậc nhất thế giới: hệ thống loa Array và loa Constellation. Trong đó hệ thống loa Constellation sử dụng một loạt micrô cảm biến xung quanh khán phòng và khu vực vỏ sân khấu, bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số.