Thoái hóa khớp gối nên làm gì để kiểm soát?

06/07/2021 13:00

Thoái hóa khớp gối làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh nhân thoái hóa khớp nên làm gì để giảm bớt cơn đau. Cùng xem thông tin bên dưới.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn khớp bị tổn thương, kèm phản ứng viêm và làm giảm thiểu lượng dịch ở khớp. Do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp đáp ứng để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

Một số dấu hiệu sớm nhất nhận biết thoái hóa khớp gối mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua.

Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi.

Cơn đau tăng khi vận động, khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, đau mặt trước hoặc trong khớp gối. Các cơn đau nhức đầu gối sẽ xuất hiện lúc đầu, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.

Mất linh hoạt, khớp cứng, khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu.

Khớp gối có thể bị sưng to.

Người bệnh có thể bị mất chức năng vận động, chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động hàng ngày của người bệnh.

Hiện nay, người trẻ tuổi do lối sống thụ động và ít vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học dẫn đến thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời và không thể đi lại được.

Nguồn tham khảo: https://flexsa.com.vn/

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có nhiều nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Do tuổi tác: quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm khi tuổi càng cao, tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản, tự tái tạo sau độ tuổi trưởng thành.

Giới tính: dây chằng trước của khớp gối yếu, thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn khiến phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới.

Thừa cân hoặc béo phì: Theo nghiên cứu, khả năng bị thoái hóa khớp gối ở phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 cao gấp 6 lần so với người bình thường. Hai khớp gối sẽ bị tạo áp lực, sụn khớp nhanh hao mòn, hỏng dần theo thời gian đối với người béo phì. Chỉ cần giảm 5kg những người béo phì sẽ giảm nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp đến một nửa.

Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn: gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi hoặc giãn hoặc đứt dây. Nếu không điều trị sớm người bệnh sẽ bị lệch trục khớp và gây thoái hóa từ từ.

Di truyền: yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân mắc bệnh.

Vận động quá sức: tập luyện thể thao ở cường độ cao, lao động nặng cũng dẫn đến thoái hóa khớp nhanh.

Không thường xuyên hoạt động thể dục: các cơ bị lỏng lẻo, cấu trúc cơ, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch khi lười tập thể dục. Có thể giảm đến 30% nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối nếu thường xuyên tập luyện tăng sức mạnh cơ.

Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách: Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị chống dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng viêm, nhưng nếu quá lạm dụng quá mức sẽ càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.

Hệ miễn dịch phá hủy: dịch khớp nuôi dưỡng sụn khớp, vì vậy nó không được nhận biết là một phần của cơ thể. Cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi và bất kể đó là sụn hư hay khỏe thay vì bảo vệ nó.

Biến dạng xương: trẻ sinh có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp khi có biến dạng xương hoặc sụn.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: uống rượu, bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng, kèm theo việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn.

Bệnh lý khác: béo phì, viêm khớp dạng thấp, gút, bàn chân bẹt, tiểu đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa, ... và nhiều bệnh khác cũng có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn.

Kiểm soát triệu chứng thoái hóa khớp gối

Ăn cơm ở nhà thay vì ở ngoài: Việc khuyến khích nấu và ăn cơm ở nhà sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc nêm nếm và lựa chọn thực phẩm tốt cho sụn khớp, giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và hữu ích cho sức khỏe.

Giảm cân nếu bạn thừa cân: Cơ thể của những người béo phì có chứa một lượng mỡ khá lớn và có các chất gây viêm xương khớp, nó làm tăng quá trình thoái hóa sụn khớp. Khi tăng cân, áp lực đè lên khớp gối ngày càng lớn càng khiến bộ phận này trở nên thoái hóa.

Dùng thực phẩm chức năng bổ sung: Chondroitin (ức chế enzyme gây thoái hóa sụn), Glucosamine (giúp kích thích tế bào sụn, hỗ trợ ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp và tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp), MSM (hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, kết hợp cùng Glucosamine tạo nên collagen và giúp duy trì tính đàn hồi của khớp).

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thoái hóa khớp gối nên làm gì để kiểm soát?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO