Thịt bò 'đại bổ' nhưng không phải ai cũng có thể ăn, biết để tránh kẻo rước thêm bệnh vào người

16/11/2022 20:46

Thịt bò là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích với hương vị đặc biệt và có thể chế biến thành đa dạng món ăn. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm khó tiêu hóa, dạ dày cần một thời gian dài mới có thể tiêu hóa hết. Vì vậy không phải ai cũng ăn được.

Thịt bò 'đại bổ' nhưng không phải ai cũng có thể ăn, biết để tránh kẻo rước thêm bệnh vào người ảnh 1

Lợi ích khi ăn thịt bò

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong thịt bò có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Hàm lượng vitamin B6, vitamin B12, protein và sắt trong thịt bò tương đối cao có tác dụng cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tăng trưởng cơ bắp

Thịt bò có có tác dụng tăng trưởng cơ bắp, sản xuất hormone, chống oxy hóa... Nguyên nhân là trong loại thực phẩm này chứa nhiều carnitine.

Carnitine là thành phần được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ quá trình trao đổi chất béo và tạo ra các axit amin phân nhánh, là một acid amin quan trọng đối với các vận động viên thể hình.

Chống ung thư

Hàm lượng axit linoleic trong thịt bò khá cao giúp chống oxy hóa hiệu quả, mau lành tổn thương mô (phát tác khi hoạt động mạnh). Linoleic và palmitic còn là 2 axit có khả năng giúp con người chống lại bệnh ung thư và các loại virus gây bệnh.

Chống oxy các mô bị tổn thương

Hàm lượng acid béo trong thịt bò thấp nhưng lại giàu axit linoleic tổng hợp, có hiệu quả chống lại các chất chống oxy hóa có khả năng phát tác khi tập các môn thể thao như cử tạ gây tổn thương mô. Ngoài ra, các axit linoleic cũng có thể tham gia quá trình duy trì cơ bắp.

Bổ sung máu

Khoáng chất sắt trong thịt bò là chủ yếu dưới dạng heme, được hấp thụ rất hiệu quả. Sắt là khoáng chất cần thiết cho máu, bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Các chị em phụ nữ, bệnh nhân thiếu máu đều có thể bổ sung thêm nhiều chất sắt tự nhiên từ việc ăn thịt bò.

Thịt bò 'đại bổ' nhưng không phải ai cũng có thể ăn, biết để tránh kẻo rước thêm bệnh vào người ảnh 2

Những người không nên ăn thịt bò

Người mắc bệnh da liễu

Với một số người mắc bệnh ngoài da mà ăn thịt bò vào cơ thể sẽ sản sinh ra những phản ứng bất lợi. Do thịt bò thuộc dạng nóng nên sau khi ăn người bệnh da liễu sẽ cảm thấy nóng ran và ngứa ngáy. Đặc biệt, khi bị bệnh thuỷ đậu thì thịt bò trong danh sách các thực phẩm kiêng khi điều trị bệnh.

Người vừa phẫu thuật cắt ruột thừa

Khi bạn vừa phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa thì lúc này hệ thống tiêu hóa đang trong giai đoạn hoạt động yếu. Trong giai đoạn này, người bệnh thường được khuyến khích nên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như nước cháo loãng, cháo, súp loãng. Trong khi thịt bò là thức ăn tiêu hoá chậm, vì vậy, sau phẫu thuật bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thực phẩm này.

Người bị viêm khớp

Khi bạn ăn thịt bò thì trong quá trình tiêu hoá cơ thể sẽ sản xuất ra rất nhiều axit và các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết nó sẽ tự rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ. Mà đối với người bị viêm khớp thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương.

Người bị sỏi thận

Trong thịt bò rất giàu protein dẫn đến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi. Vì vậy, những người đang trong quá trình điều trị bệnh nên hạn chế ăn thịt bò.

Người tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu

Người bị mỡ máu, tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng thịt bò thường xuyên. Nguyên nhân là do thịt bò chứa hàm lượng đạm và một lượng chất béo bão hòa cao có thể gây ảnh hưởng xấu trong điều trị bệnh.

Thịt bò 'đại bổ' nhưng không phải ai cũng có thể ăn, biết để tránh kẻo rước thêm bệnh vào người ảnh 3

Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò

Lươn, hẹ: Thịt bò không nên ăn chung với lươn và hẹ bởi gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Đậu đen: Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thịt bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.

Đậu nành: Trong thị bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp.

Thịt lợn: Thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, có tác dụng lương huyết, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.

Thịt bò 'đại bổ' nhưng không phải ai cũng có thể ăn, biết để tránh kẻo rước thêm bệnh vào người ảnh 4

Lưu ý khi sử dụng thịt bò

Không nên sử dụng thịt bò quá thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì tùy chế độ ăn của mỗi người mà có lượng ăn phù hợp, tuy nhiên không ăn quá 500 g thịt đỏ đã nấu chín mỗi tuần.

Bên cạnh đó, khi chế biến thịt bò cần nấu chín kỹ thịt để đề phòng ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể. Hơn nữa, trong nội tạng của bò có chứa lượng cholesterol cao và nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như giun sán, độc chất, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.

Uống nước chè sau khi ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, trong các loại chè có nhiều axit tanin, khi kết hợp với protein của thịt (đặc biệt là thịt bò) sẽ ngăn cản hấp thu hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng... còn làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dễ bị táo bón. Trong trường hợp muốn uống nước chè thì chỉ nên uống sau khi ăn ít nhất 2 giờ.

Thịt bò là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng đối với nhiều người. Tuy nhiên, với một số người bệnh, cần chú ý khi sử dụng thịt bò, vì rất có thể thịt bò sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Bài liên quan
  • Mật ong và 8 tối kỵ bạn cần biết
    Mật ong đại kỵ với nhiều loại thực phẩm, nếu bạn kết hợp sai có thể gây hại sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
  • Lợi ích từ quả sung đối với người đường huyết cao, tiểu đường
    Theo tư vấn từ Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quả sung chứa các chất hàm lượng cao giúp ích trong việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, các chất xơ, canxi, sắt, chất béo… và một số hoạt chất có lợi khác góp phần đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đường huyết cao, tiểu đường.
  • Người bị axit uric cao có ăn được bánh trung thu không?
    Bánh trung thu thường chứa nhiều đường, chất béo, ít nước và nhiều dầu, đường. Do đó, nhiều người bị axit uric cao thường lo sợ khi ăn loại bánh này.
  • 5 thói quen phải làm buổi tối nếu muốn giảm cân hiệu quả
    Đối với những người đang giảm cân, nếu muốn đạt được kết quả tốt thì cần phải cố gắng về nhiều mặt. Đặc biệt là trước khi đi ngủ vào buổi tối, cần duy trì một số thói quen để đốt cháy chất béo, giảm cân nhanh chóng.
  • 6 dấu hiệu của cơ thể báo động cholesterol máu cao
    Cholesterol máu cao, đặc biệt là cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu. Dưới đây là 6 dấu hiệu mà cơ thể có thể báo động cholesterol máu cao.
  • Lợi ích của cà phê trong việc kiểm soát huyết áp
    Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và tử vong sớm, ảnh hưởng đến 1/3 số người trưởng thành trên thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc kiểm soát huyết áp.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thịt bò 'đại bổ' nhưng không phải ai cũng có thể ăn, biết để tránh kẻo rước thêm bệnh vào người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO