Thiên tài toán học
“Vi thần” tức Vi Đông Dịch sinh năm 1991, trong một gia đình trí thức cao tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) khi có bố mẹ anh đều là giáo sư ở các trường Đại học nổi tiếng.
Ngoài ra, bố anh còn là Chủ tịch của Hội Toán học tỉnh Sơn Đông và cũng là giáo sư giảng dạy môn Toán học của một ngôi trường Đại học thuộc dự án 985.
Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống về Toán học, vì thế từ sớm Đông Dịch có cơ hội tiếp xúc với các con số và trở nên yêu thích môn học này một cách tự nhiên, nhanh hơn so với những người đồng trang lứa.
Với tình yêu và năng khiếu Toán học, Vi Đông Dịch đã nghiên cứu những cuốn sách, tài liệu dày hàng nghìn trang với độ khó rất cao, đồng thời có thể trao đổi những công thức phức tạp và thảo luận cách giải đề thi cấp Quốc gia khi còn rất nhỏ.
Không ngạc nhiên nhờ vào thành tựu Toán học, Vi Đông Dịch trở thành sinh viên đại học Bắc Kinh – một trong các ngôi trường danh giá và uy tín đứng thứ 16 trên thế giới và top 1 Châu á theo bảng xếp hạng THE 2021-2022 với vé tuyển thẳng
Đồng thời, từng đạt 2 HCV Olympic Toán Quốc Tế (2008 và 2009) với số điểm tuyệt đối (42/42), hay một mình đánh bại cả đoàn sinh viên trường Đại học Thanh Hoa ở cuộc thi Toán quốc tế dành cho sinh viên năm 2013.
Năm 2014 Vi Đông Dịch lấy bằng cử nhân Toán học tại Đại học Bắc Kinh và lấy bằng Tiến sĩ 4 năm sau đó khi mới 27 tuổi. Sau đó, anh trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Toán học quốc tế Bắc Kinh đến 2019.
Hiện nay, anh trở thành giảng viên chính thức của Đại học Bắc Kinh với mức lương 2 tỷ (VNĐ)/năm. Mức lương này cũng từng là chủ đề bàn tán của rất nhiều người, họ cho rằng mức lương này quá thấp so với một thiên tài Toán học như anh và so với những gì mà anh đã cống hiến cho nước nhà tại các cuộc thi Quốc tế lớn.
đến tranh cãi và truyền thuyết
Tại Đại học Bắc Kinh, mọi người đều truyền nhau một câu nói: “Nếu bài toán nào không biết làm có thể hỏi thầy cô, nếu như đến cả thầy cô cũng không biết cách giải hãy hỏi Vi thần (Vi Đông Dịch), nhưng đến anh ta cũng không thể dưa ra đáp án, khả năng cao là đề sai”.
Câu chuyện này càng thêm thuyết phục khi nhóm 6 tiến sỹ Toán vật lộn xây dựng một mô hình toán học trong nhiều tháng và cuối cùng phải gọi cho Vi Đông Dịch để được giúp đỡ, lúc đó thiên tài này vừa bước vào tuổi 30. Bằng tài năng phi thường Vi Đông Dịch giải quyết vấn đề chỉ trong một đêm.
Nhóm tiến sỹ đã điều chỉnh phương pháp của họ theo các phương trình do Vi thần gửi và đạt tỷ lệ thành công hơn 96%. Để thể hiện sự cảm kích, nhóm nghiên cứu đề nghị trả tiền cho một trong những giáo sư trẻ nhất Đại học Bắc Kinh, nhưng anh từ chối và nói rằng "không cần thiết phải trả tiền cho tôi vì một vấn đề dễ dàng như vậy".
Sau đó, Vi Đông Dịch cho phép họ nạp tiền vào thẻ thanh toán di chuyển như một cách để nhóm tiến sỹ bớt áy náy với những gì mình đã giúp đỡ.
Một câu chuyện khác cũng được lưu truyền về Vi Đông Dịch khi là một trong những người khiến Đại học Harvard phá bỏ các nguyên tắc xét tuyển để chiêu mộ vị thiên tài Toán học này bên cạnh đó còn được đặc cách không cần phải thi Tiếng Anh đầu vào và được thuê riêng 1 thông dịch viên.
Thế nhưng, vì muốn phục vụ cho nền Toán học nước nhà nên anh đã từ chối lời chiêu mộ từ ngôi trường Đại học mà người người đều ao ước bước vào học tập.
Việc Vi Đông Dịch từ chối Đại học Harvard được đưa ra mổ xẻ, nhiều người cho rằng thiên tài này chỉ thật sự là "học bá" về Toán học, không thể nói được tiếng Anh và khó khăn khi sang Mỹ.
Thế nhưng, chính là anh từng tiết lộ về bài luận Toán học của mình toàn bộ đều dùng tiếng Anh và cái lắc đầu năm đó thật ra chỉ là một lời từ chối lịch sự dành cho phía trường Đại học Harvard, theo như cư dân mạng chia sẻ.
Nổi danh rất sớm là vậy, nhưng phải tới năm 2021 thời điểm Vi thần đứng trên sân trường Đại học Bắc Kinh với vẻ ngoài lập dị, thậm chí không bắt mắt về ngoại hình bộ tóc khá bù xù kèm theo lời chúc giản đơn cho các sỹ tử sắp bước vào kỳ thi căng thẳng nhất nước.
Khi video được đăng tải, mọi người nhận ra đó chính là “Vi thần” trong truyền thuyết. Ai cũng bất ngờ với cách ăn mặc giản dị với quần kaki áo thun không giống với một giáo sư đại học, trên tay còn cầm một bình nước suối cũ và một bịch ni lông có chứa bánh bao...