Phát hiện Siêu thiên hà hình 'Sứa khổng lồ' cách Trái Đất 340 triệu năm ánh sáng

30/03/2021 10:22

Các nhà khoa học hết sức sửng sốt khi phát hiện ra các tần số vô tuyến cực thấp phát ra từ một cụm thiên hà xa xôi có hình dáng giống như một con "Sứa khổng lồ"..

Theo Science News, Siêu thiên hà mang tên "Sứa USS" được nhà vật lý thiên văn Torrance Hodgson tại trường ĐH Curtin (Úc) phát hiện ra khi ông đang phân tích dữ liệu bằng kính Murchison Widefield Array (MWM), kính thiên văn vô tuyến nhạy nhất hiện nay.

Siêu thiên hà được xác định nằm tại Abell 2877, cụm thiên hà cách Trái Đất 340 triệu năm ánh sáng. Kích thước của Siêu thiên hà trải rộng tới 1,2 triệu năm ánh sáng, có hình dạng giống hệt một con sứa với cái đầu và những xúc tu khổng lồ. Điều đáng nói là "Sứa USS" mang một tần số vô tuyến cực kỳ thấp nên rất khó phát hiện.

"Nguồn phát xạ vô tuyến này "tàng hình" với hầu hết các kính thiên văn vô tuyến mà chúng tôi đã dùng trong suốt 40 năm qua", nhà thiên văn Melanie Johnston-Hollitt cho biết.

Các nhà nghiên cứu vũ trụ tin rằng, hai thiên hà nằm trong cụm Abell 2877 trùng khớp với quầng sóng vô tuyến sáng nhất nơi đầu của "Sứa USS" và chúng có thể chứa các hố đen siêu lớn ở trung tâm. Và theo ước tính, chúng có tuổi thọ khoảng 2 tỷ năm.

Phát hiện Siêu thiên hà hình Sứa khổng lồ cách Trái Đất 340 triệu năm ánh sáng - 1

Hình ảnh Siêu thiên hà "Sứa USS" với cái đầu và các xúc tu khổng lồ.

Đầu tuần qua, các nhà khoa học của nhóm Event Horizon Telescope (EHT) cũng đã công bố hình ảnh mới nhất về siêu hố đen Messier 87.

So với những hình ảnh đầu tiên của M87 được công bố vào năm 2019, bức ảnh mới cho thấy rõ nét hơn cách thức hoạt động của các luồng từ trường hỗn loạn ở rìa phía trong hố đen này. Chúng nuốt chửng các vật chất đồng thời phóng thích các luồng năng lượng khổng lồ dưới dạng các tia phản lực mạnh trải rộng ít nhất 5000 năm ánh sáng.

Ngoài ra, nhóm EHT kết hợp với Đại học College Luân Đôn cũng chỉ ra rằng ánh sáng phân cực xung quanh hố đen chứa các bước sóng dao động theo một hướng duy nhất.

Đến nay, sự kiện tìm thấy siêu hố đen vẫn được đánh giá là kỳ tích, làm thay đổi hiểu biết của con người về một trong những hiện tượng bí ẩn nhất trong vũ trụ.

  • Mới mưa vài ngày, xác cá đã nổi đầy kênh Nhiêu Lộc
    Chỉ sau vài cơn mưa đầu mùa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TPHCM) đã xuất hiện nhiều xác cá chết lẫn rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối nồng nặc. 
  • Con người có thể sẽ phải đụng độ rắn độc nhiều hơn
    Theo một nghiên cứu mới được công bố, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tình trạng di cư quy mô lớn của các loài rắn độc sang những khu vực mới và nhiều quốc gia không sẵn sàng để đối phó với điều này.
  • TPHCM chuẩn bị đón mưa lớn, khả năng ngập cục bộ
    Cơ quan khí tượng dự báo, từ nay đến giữa tháng 5, một số khu vực tại TPHCM sẽ có mưa với xác suất từ 60-75%. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, cần đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ.
  • Tại sao El Nino lại khiến con người hắt xì nhiều hơn?
    Cứ sau vài năm, El Nino lại xuất hiện ở Thái Bình Dương đang có tác động tiêu cực đến những người bị dị ứng. Bạn có thể bị hắt hơi và sụt sịt nhiều hơn. Tại sao vậy?
  • Voọc đầu trắng quý hiếm ôm đàn con trên đảo Cát Bà
    Trên mạng xã hội hôm nay xuất hiện hình ảnh 2 con voọc trưởng thành được cho là "vợ chồng" ở đảo Cát Bà (Hải Phòng), trong đó một con ôm đàn con vào lòng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
  • Nguy cơ cháy rừng cao, giám sát chặt từ cơ sở, không chủ quan, lơ là
    Trong những ngày qua, do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-39 độ C, có nơi 44 độ C. Toàn quốc đã xảy gần 20 vụ cháy rừng làm trên 260 ha rừng các loại bị thiêu rụi. Trước tình trạng trên, các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện Siêu thiên hà hình 'Sứa khổng lồ' cách Trái Đất 340 triệu năm ánh sáng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO