Bí ẩn băng tái tạo trên mặt trăng của sao Thổ

26/09/2020 10:19

Khám phá mới được thực hiện nhờ vào dữ liệu được cung cấp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA.

Bí ẩn băng tái tạo trên mặt trăng của sao Thổ - 1

Một khám phá hấp dẫn đã được thực hiện bởi các nhà khoa học tại một trong những mặt trăng của Sao Thổ, Enceladus. Dữ liệu được cung cấp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA chỉ ra bằng chứng mạnh mẽ rằng bán cầu bắc của Mặt trăng đã được tái tạo bằng băng từ chính bên trong của nó.

Dữ liệu được thu thập qua Quang phổ bản đồ hồng ngoại và khả kiến của Cassini, cùng với những hình ảnh được chụp lại đã cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra “bản đồ quang phổ toàn cầu” mới của Enceladus.

Bản đồ mới này hiển thị rõ ràng mối tương quan giữa các tín hiệu hồng ngoại cùng hoạt động địa chất được phát hiện trên Enceladus vào năm 2005 với những chùm hạt băng và hơi nước khổng lồ được bắn ra từ một đại dương ẩn dưới lớp vỏ băng giá. Không chỉ thế còn có thể dễ dàng nhìn thấy tại cực nam. Các đặc điểm hồng ngoại tương tự cũng đã được quan sát thấy ở bán cầu bắc của Enceladus.

Ngoài việc tiết lộ các vùng phía bắc của mặt trăng Enceladus được bao phủ bởi băng mới, sự phát triển này cũng cho thấy loại hoạt động địa chất này đã diễn ra ở cả hai bán cầu.

“Tia hồng ngoại cho chúng ta thấy rằng bề mặt của cực nam là trẻ, điều này không có gì ngạc nhiên. Nhưng mới đây, nhờ đôi bản đồ hồng ngoại mới, bạn có thể quay ngược thời gian và nói rằng một khu vực rộng lớn ở bán cầu bắc cũng xuất hiện còn trẻ và có lẽ đã hoạt động cách đây không lâu, trong các dòng thời gian địa chất”, Gabriel Tobie, thuộc Đại học Nantes ở Pháp và đồng tác giả cho biết.

Trong khi lý do chính xác liên quan đến sự tái tạo bề mặt này ở phía bắc của Enceladus dường như vẫn chưa rõ ràng, những thủ phạm có khả năng được đề cập trong tuyên bố là các “tia băng giá" và "sự chuyển động dần dần của băng qua các vết nứt trong lớp vỏ, từ đại dương dưới bề mặt lên bề mặt ".

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bí ẩn băng tái tạo trên mặt trăng của sao Thổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO