THCM: Cứu bé gái 4 tuổi "ăn tóc" quấn chặt dạ dày, sốc nhiễm trùng nặng

NGUYỄN LY| 14/12/2021 12:30

TPHCM  - Bệnh nhi liên tục ói, tiểu lỏng và đau quặn bụng, qua thăm khám bác sĩ phát hiện có một lượng tóc lớn quấn chặt dạ dày và tràn vào ruột bệnh nhi.

Theo thông tin Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bệnh nhi là bé gái 4 tuổi ở Cà Mau được chuyển lên bệnh viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng nề, tổn thương gan cấp, li bì. Trước đó, bệnh nhi nhập bệnh viện tỉnh Cà Mau 2 ngày, phải thở máy và truyền kháng sinh, thuốc vận mạch, nhiễm trùng đường ruột, nôn liên tục, tiêu lỏng và đau quặn bụng.

Bệnh nhi được bác sĩ cấp cứu khi nhập viện, nhiễm trùng nặng. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi được bác sĩ cấp cứu khi nhập viện, nhiễm trùng nặng. Ảnh: BVCC

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố bé được siêu âm và chụp Xquang theo dõi hội chứng tắc ruột. Khi đặt sonde trực tràng, phát hiện trong phân có kèm theo quấn tóc rất lớn, trôi ra dần qua đường hậu môn. Lọn tóc này có dạng hình đoạn ruột dài.

Các bác sĩ nhận định, bệnh nhi đã có thói quen nuốt tóc trong một thời gian dài nhưng gia đình không biết. Đây là hội chứng nuốt tóc hiếm thấy được đặt tên theo nhân vật cổ tích Rapunze – cô bé tóc mây. Kiểm tra lại mái tóc bệnh nhi, nhận thấy đoạn trán và hai bên thái dương trên đầu em tóc lưa thưa, phù hợp bệnh cảnh.

Sau khi em đi tiêu ra khối tóc, tình trạng sốc nhiễm trùng nhanh chóng cải thiện, bụng xẹp hẳn. Đồng thời, bé không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh viện đã sắp xếp cho bệnh nhi này một cuộc điều trị tâm lý sau khi ổn định.

Theo một chuyên gia tâm lý học thuộc Đại học Swinburne, hội chứng Rapunzel có thể phát triển trên người mắc chứng nhổ tóc (trichotillomania) hoặc nhóm người bị thiểu năng trí tuệ. Búi tóc Rapunzel gây những triệu chứng dạ dày - ruột khá nặng, thậm chí 4% người mắc đã tử vong.

Nguồn cơn của hội chứng tóc may Rapunze có thể do yếu tố tâm lý, tâm thần và rối loạn cảm xúc gây nên. Để loại bỏ thói quen nhổ tóc ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần quan tâm, giúp tinh thần bé ổn định, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ lười ăn, mệt mỏi, hay nôn, hay cáu bẩn, hoặc thấy con hay than vãn, bực tức mỗi khi đi học về.

Ngoài ra, các dấu hiệu như lo lắng, sợ đến trường, đau bụng trước mỗi buổi đến lớp, không thích ra ngoài chơi cùng bạn bè, gia đình...có thể là các chỉ điểm để phụ huynh quan tâm đến hành vi của con trẻ mỗi ngày.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
THCM: Cứu bé gái 4 tuổi "ăn tóc" quấn chặt dạ dày, sốc nhiễm trùng nặng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO