Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN

24/11/2023 19:55

Chỉ vì thấy chiều cao của con vượt trội mà người đàn ông đã nảy sinh nghi ngờ.

Đặng Á Quân là giám định viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại một trung tâm xét nghiệm ADN ở Trung Quốc. Trong quá trình công tác, cô từng xử lý nhiều trường hợp giám định ADN huyết thống cha con. Trong đó câu chuyện về một người đàn ông họ Vương khiến Đặng Á Quân nhớ mãi không quên.

Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN-1
Đặng Á Quân là giám định viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại một trung tâm xét nghiệm ADN ở Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Ông Vương cao 1,68 mét và vợ ông không quá 1,65 mét, còn cậu con trai cao hơn 1,8 mét. Ông mừng vì con trai sở hữu chiều cao lý tưởng giống như em trai mình. Chú của cậu bé cao 1,78 mét.

Tuy nhiên vì sự chênh lệch này, nhiều hàng xóm, bạn bè thường hỏi ông vì sao con trai lại cao hơn bố mẹ nhiều vậy. Thậm chí, một người tỏ ý nghi ngờ việc đứa trẻ có phải con ông Vương hay không. Có kẻ còn bóng gió rằng con trai ông còn giống chú hơn cả bố.

Dần dần, những thắc mắc này trở thành “cái gai” trong lòng ông Vương. Ông lén lấy mẫu vật của em trai và đưa con tới trung tâm xét nghiệm ADN của Đặng Á Quân để làm giám định huyết thống.

Sau 10 ngày, kết quả xét nghiệm cho thấy đứa trẻ là con ruột của ông Vương. Con trai và người em của ông chỉ có quan hệ chú – cháu. Dù người đàn ông nhận được báo cáo kết quả nhưng ông vẫn thấy băn khoăn.

Đặng Á Quân tư vấn cho ông Vương rằng gene của cha mẹ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới chiều cao của con cái. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ có thể cao hơn bố mẹ nhờ sự “trợ giúp nhân tạo”. Gene của bố mẹ thực sự chỉ quyết định đến 70%, còn các yếu tố khác chiếm 30% ảnh hưởng tới chiều cao của con. Những yếu tố khác là gì?

Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN-2
Vì con trai cao hơn 1,8 mét trong khi bố mẹ chỉ hơn 1,6 mét nên người đàn ông đã nghi ngờ huyết thống của mình và đứa trẻ. (Ảnh: Sohu)

Tốc độ phát triển chiều cao

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 1 tuổi đến trước khi dậy thì, mọi người đều tăng khoảng 5 cm mỗi năm. Ở giai đoạn dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao tăng nhanh hơn, khoảng 10 cm mỗi năm.

Tốc độ này ở mỗi người không giống nhau và có sự khác biệt về giới tính. Nhìn chung, chiều cao sẽ ngừng phát triển sau khi bước qua tuổi dậy thì.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Trẻ thiếu dinh dưỡng thường không cao lớn bằng trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Chế độ ăn thiếu cân bằng khiến trẻ không nhận đủ protein năng lượng, các vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển. Trong đó, protein và khoáng chất (canxi, phospho, magie,…) đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của xương.

Chế độ vận động

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động khoa học, đúng lứa tuổi cũng là một trong những cách giúp trẻ trở nên cao lớn hơn. Yếu tố này ảnh hưởng khoảng 20% chiều cao của trẻ. Bố mẹ có thể cho con tập những môn thể thao như bơi, nhảy cao, chạy… để chiều cao được phát triển tốt hơn.

Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN-3
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. (Ảnh: Sohu)

Thói quen đi ngủ

Hai thời điểm cơ thể giải phóng ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất, cao gấp 5 - 7 lần ban ngày là từ 21 giờ đến 2 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Ngủ muộn và không đủ giấc có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình tăng trưởng chiều cao. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 21 giờ và thức dậy sau 7 giờ sáng để tăng hiệu quả phát triển chiều cao về lâu dài.

Các yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố được kể trên, chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Một số yếu tố phổ biến như môi trường sống, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ.

Theo VTC News

Bài liên quan
  • Chăm sóc mẹ và bé tuần đầu tiên sau sinh
    Việc chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng, hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ.
  • 6 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
    Trong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
  • Lợi thế của vắc-xin 6 trong 1 ba mẹ nên biết
    Từ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.
  • Tỷ lệ béo phì của trẻ em Việt Nam gia tăng bất chấp mọi khuyến cáo
    Mặc dù có rất nhiều khuyến cáo về tình trạng béo phì nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao, nhất là trẻ em ở các thành phố lớn.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO