Ngày 19/12, cổng chính vào Thảo Cầm Viên xảy ra tình trạng đông xe, phương tiện xếp hàng kéo dài để vào vườn thú.
Trước quầy vé, hàng trăm người dân xếp hàng kéo dài để mua vé vào sở thú. Nhân viên Thảo Cầm Viên liên tục thông báo người dân giữ trật tự, không chen lấn.
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19, hành khách vào cổng đều được đo thân nhiệt, khử khuẩn và khai báo y tế.
Bên trong khu giải trí, vui chơi, các điểm tham quan vườn thú… đều chật kín.
Thời tiết khá mát mẻ, người dân đổ về Thảo Cầm Viên vui chơi ngày cuối tuần và xếp hàng chờ mua vé
Dù đông nhưng không xảy ra cảnh chen lấn trước quầy vé.
Để phòng chống dịch Covid-19, người dân được yêu cầu khai báo y tế và đều được nhân viên đo thân nhiệt, xịt khử khuẩn
Đông nghẹt bên trong các khu vui chơi ở Thảo Cầm Viên
Nhiều gia đình đưa con đến vui chơi
Các chuồng thú có rất đông người dân đến tham quan
Các em nhỏ được phụ huynh dẫn đến vui chơi
Lối dẫn đến chuồng thú, khu vui chơi đều đông chật người
Dịch vụ xe điện tham quan Thảo Cầm Viên 'đắt ô' trong ngày cuối tuần
Em nhỏ thỏa thích vui chơi
Càng về chiều, nhiều gia đình trải bạt, lều bên dưới các lối đi, bóng cây để nghỉ ngơi, ăn uống
Khắp nơi bên trong Thảo Cầm Viên đều đông người. Chị Trần Lệ Na (ngụ quận 12) cho biết, suốt những tháng qua, gia đình chị không đi đâu vì dịch. Hôm nay, chị dắt theo con đi tham quan cho khuây khoả.
Thảo Cầm Viên mở cửa lại để đón du khách từ ngày 5/11 sau gần 5 tháng đóng cửa. Mới đây, HĐND TP.HCM nhất trí thông qua chính sách hỗ trợ 13,4 tỷ đồng để bảo tồn, phát triển cây xanh, chăm sóc nuôi dưỡng động vật tại Thảo Cầm Viên bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Thảo Cầm viên được xây dựng năm 1864 với tên gọi ban đầu là Vườn Bách thảo, nằm ở trung tâm TP.HCM. Đây là một trong những công viên lớn nhất nước. Nơi đây có hơn 1.000 động vật thuộc 125 loài, hơn 2.000 cây gỗ thuộc 260 loài, hàng chục loại lan nội địa, xương rồng, bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích hơn 17 ha...
Từ năm 2015, Thảo Cầm Viên hoạt động tự chủ hoàn toàn về tài chính, ngân sách không hỗ trợ. Đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 khiến nơi đây hai lần đóng cửa kéo dài, không có doanh thu, trong khi mỗi tháng phải chi 3-4 tỷ đồng chăm sóc động, thực vật.