Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm 'du lịch' ưa thích của cá voi, cá heo

Như Ngọc| 12/11/2022 15:11

Không chỉ có vậy, đây cũng là nơi được nhiều loài rùa biển chọn tour "du lịch" kết hợp sinh đẻ.

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

Nước biển Hòn Cau trong vắt nhìn thấu tận đáy, quyến rũ như một viên ngọc lục bảo, đẹp mê hồn. Ảnh: H.C

Bình Thuận vừa quyết định xếp hạng di tích thắng cảnh cấp tỉnh đối với “Thắng cảnh Hòn Cau” thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.

Khu bảo tồn biển Hòn Cau được thành lập ngày 15/11/2010 với tổng diện tích 12.500 ha, bao gồm vùng biển (12.360ha) và đảo Hòn Cau (140 ha) hay còn gọi là Cù Lao Câu với cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

Hòn Cau được các nhà khoa học xếp vào top đầu về giá trị sinh thái. Khu bảo tồn biển Hòn Cau còn giữ nét hoang sơ với nhiều bãi tắm cát trắng mịn làn nước trong xanh rất thu hút du khách tham quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực Hòn Cau có 234 loài san hô, 324 loài cá, 119 loài thân mềm, 32 loài da gai kích thước lớn và 46 loài giáp xác, bò sát, trong đó có nhiều loại quan trọng và giá trị kinh tế cao như tôm hùm bông, tôm hùm đỏ, rùa xanh và đồi mồi.

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

San hô ở Hòn Cau.Ảnh: H.C

Hòn Cau còn có hệ thực vật biển rất phong phú và đa dạng, điển hình như rong và tảo. Thống kê còn cho thấy, khu vực Hòn Cau có 34 loài thủy sinh vật nằm trong danh mục quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó 1 loài ở mức độ cực kỳ lớn và 11 loài có mức độ rất lớn.

Ngoài ra vùng biển Tuy Phong nói chung và khu vực đảo Hòn Cau nói riêng còn là bãi đẻ của các loài rùa biển khi đến mùa sinh sản.

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

Hoạt động bảo tồn ở Hòn Cau. Ảnh: H.C

Nơi đây hội đủ các yếu tố, giá trị khoa học về lịch sử, văn hóa, địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên và nhiều loài hải đặc sản quý hiếm, các rạn san hô có độ bao phủ cao, đa sắc màu, hình dáng phong phú.

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

Hòn Cau được các nhà khoa học xếp vào top đầu về giá trị sinh thái. Ảnh: H.C

Hòn Cau được xem là khu bảo tồn loài, sinh cảnh thủy sinh đáp ứng các tiêu chí là khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh trưởng và phát triển của các loại động thực vật biển quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao. Trong đó có rùa biển, loài động vật nguy cấp, quý hiếm đang sinh sống và lên bờ sinh sản thường xuyên hàng năm. Ngoài ra, trên đảo Hòn Cau còn giữ lại một số di tích, đền thờ thần Nam Hải…

Hòn Cau còn có nhãn rừng - hay còn gọi là nhãn dại, là những cây nhãn mọc tự nhiên không có bàn tay chăm sóc của con người, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thiên nhiên. Trái thường nhỏ hơn nhãn trồng, cơm mỏng hơn nhưng lại rất thơm, vị ngọt thanh, "ăn là ghiền".

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

Nhãn rừng khi vào mùa thơm lừng. Ảnh: H.C

Vào khoảng tháng 7, các cây nhãn rừng trên đảo Hòn Cau vào mùa chín rộ với những chùm nhãn trĩu nặng, thơm lừng. Một niềm vui nho nhỏ mà thiên nhiên tặng cho những người bảo tồn trên đảo.

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm
Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

"Nhà hộ sinh rùa biển" tại Khu bảo tồn Hòn Cau

Vào tháng 8 năm nay, người dân đi đánh bắt đã vô tình nhìn thấy cá voi xuất hiện gần khu vực cảng Vĩnh Tân, nằm trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

Cá voi xuất hiện được xem là điều may nắm. Ảnh do ngư dân chụp

Cá voi to, màu đen nặng khoảng 1 tấn ngụp lặn, ngoi lên mặt nước nhiều lần để săn mồi. Cá voi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi lặn và bơi đi xa. Nhiều người chứng kiến, thích thú chụp ảnh, quay lại và chia sẻ lên mạng xã hội.

Loài cá đặc biệt này xuất hiện, dù chỉ thời gian ngắn, nhưng đã góp phần minh chứng môi trường nước nơi đây đang ổn định. Và nhiều người cho rằng đây là điều may mắn.

Đến tháng 9, trong vùng biển thuộc Khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong), xuất hiện một đàn cá heo tầm 10 cá thể.  Đàn cá này thoải mái bơi lội và rượt theo đàn cá dỗi, tạo nên hình ảnh khá đẹp mắt.

Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm

Đàn cá heo bơi lội tung tăng. Ảnh: H.C

Cá voi, cá heo xuất hiện, cùng với sự phát triển mạnh của quần thể san hô, hệ sinh thái hải sản phong phú trong khu bảo tồn, tín hiệu vui cho môi trường biển nơi đây và có thể khu vực này có nguồn thức ăn phong phú nên đàn cá heo di chuyển đến kiếm ăn.

Bài liên quan
  • Hòn Cau - Thắng cảnh độc đáo, hấp dẫn của Bình Thuận
    Thắng cảnh Hòn Cau thuộc địa giới hành chính huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km. Nơi đây có Khu bảo tồn biển có tính đa dạng sinh học cao, hội tụ nhiều loài hải sản quý hiếm như trai tai tượng, tôm hùm, hải sâm… và các rạn san hô có độ bao phủ cao, đa sắc màu, hình dáng phong phú; sở hữu rạn san hô nguyên thủy với nhiều chủng loại khác nhau. Ngoài ra, trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau còn có Đảo Hòn Cau (hay còn gọi là Cù Lao Câu) với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn.
  • Sông Lam, mùa săn cá trích mòi ‘nửa sông, nửa biển’
    Khi mưa phấn giăng cùng với hoa xoan nở tím bồng bềnh như mây cũng là thời điểm từng đoàn cá trích mòi từ biển di cư ngược lên các dòng sông để sinh sản. Đây được xem là lộc trời cho cư dân vùng ven sông Lam.
  • Hành trình chinh phục biển mây Đà Lạt mộng mơ và những khoảnh khắc khó quên
    Sau nhiều lần bỏ công đi săn mây Đà Lạt đều bị thất bại, nữ du khách cảm thấy vui mừng, phấn khởi khi có lần săn mây thành công ngoài mong đợi ở “thành phố ngàn hoa”.
  • 48h đưa bà ngoại đi khắp xứ Huế
    Dù đã có nhiều chuyến du lịch, đặt chân đến những miền đất mới, nhưng chuyến du lịch lần đầu tiên cùng bà ngoại đã mang đến cho nữ du khách những cảm xúc khó quên. Thời gian bên cạnh người thân yêu của mình, du khách đã có những phút giây đậm vị tình thân.
  • Lung Ngọc Hoàng - 'Lá phổi xanh' của miền Tây
    Năm 1999, bác Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học và Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, nhớ lại. Và sau chuyến ghé thăm đó của bác Sáu Dân, cái tên Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được định danh đến nay.
  • Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn sâu trong rừng xanh Mường Phăng
    Sở Chỉ huy chiến dịch ẩn khuất trong rừng Mường Phăng, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh quan trọng dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.
  • Lên đỉnh Mẫu Sơn chạm vào linh địa cổ
    Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện ra Khu linh địa cổ Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Đến nay, vẫn còn đó những bí ẩn về lịch sử và bí mật về những chủ nhân đã dày công xây dựng nên nơi này.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thắng cảnh Hòn Cau - Điểm 'du lịch' ưa thích của cá voi, cá heo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO