Thằn lằn tiến hóa dị thường để thở dưới mặt nước

04/06/2021 10:47

Là động vật trên cạn, song nhiều loài sinh vật đã tiến hóa một cách thông minh để có thể thích nghi trong môi trường nước.

Trường hợp điển hình nhất của loài vật trên cạn có thể ẩn mình dưới nước là những con thằn lằn Anole. Điều này cho phép chúng có thể ẩn nấp dưới nước để thoát khỏi kẻ thù.

"Một số loài vật đối phó với nguy hiểm tự nhiên bằng cách lặn xuống nước, và thay đổi cấu trúc sinh học để đáp ứng được điều này", Chris Boccia, nhà sinh vật học tới từ Đại học Queen cho biết.

Trong đoạn video ngắn, có thể quan sát thấy con thằn lằn không nín thở, mà dựa vào dưỡng khí bên trong một bong bóng liên tục mở ra, co giãn trên đỉnh đầu.

Nhà sinh vật học lý giải rằng con thằn lằn này thở ra không khí tạo thành bong bóng, sau đó bong bóng này được bám vào da của chúng.

Từ đó, thằn lằn lại hít thở dựa trên chính lượng không khí này, giống như cơ chế 'phục hồi' mà người ta áp dụng với các bình dưỡng khí khi lặn."

Nhờ cơ chế này, thằn lằn có thể "sống khỏe" dưới nước tới 18 phút. "Tôi thực sự ấn tượng và khá bối rối về khoảng thời gian cho mỗi lần lặn của chúng, điều này khiến tôi phải xem xét kỹ hơn bằng máy quay dưới nước trong nhiều năm", nhà sinh thái học Lindsey Swierk từ Đại học Binghamton cho biết.

Thằn lằn tiến hóa dị thường để thở dưới mặt nước - 1
Thằn lằn tiến hóa dị thường để thở dưới mặt nước - 2

Trước đây, giới khoa học từng ghi nhận các loài côn trùng dưới nước như bọ sông (Aphelocheirus aestivalis) với khả năng thở dưới nước bằng cách sử dụng bọt khí, và một số loài nhện thậm chí còn sử dụng bong bóng từ bụng để sống trong môi trường nước.

Tuy nhiên, phát hiện cho thấy thằn lằn cũng có thể sử dụng phương pháp tương tự khiến người ta bất ngờ. Lý do là bởi động vật có xương sống có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn nhiều, nên chúng cần nhiều oxy hơn.

Nhóm nghiên cứu đã đo nồng độ oxy trong các túi khí, và quan sát thấy chúng giảm xuống theo thời gian. Điều này chứng tỏ thằn lằn thực sự đang sử dụng kỹ thuật này để thở dưới nước.

Trên thực tế cũng ghi nhận một số loài thằn lằn đang chuyển xuống tìm kiếm thức ăn cả dưới nước, chủ yếu là các loài cá nhỏ và động vật giáp xác.

  • Mới mưa vài ngày, xác cá đã nổi đầy kênh Nhiêu Lộc
    Chỉ sau vài cơn mưa đầu mùa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TPHCM) đã xuất hiện nhiều xác cá chết lẫn rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối nồng nặc. 
  • Con người có thể sẽ phải đụng độ rắn độc nhiều hơn
    Theo một nghiên cứu mới được công bố, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tình trạng di cư quy mô lớn của các loài rắn độc sang những khu vực mới và nhiều quốc gia không sẵn sàng để đối phó với điều này.
  • TPHCM chuẩn bị đón mưa lớn, khả năng ngập cục bộ
    Cơ quan khí tượng dự báo, từ nay đến giữa tháng 5, một số khu vực tại TPHCM sẽ có mưa với xác suất từ 60-75%. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, cần đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ.
  • Tại sao El Nino lại khiến con người hắt xì nhiều hơn?
    Cứ sau vài năm, El Nino lại xuất hiện ở Thái Bình Dương đang có tác động tiêu cực đến những người bị dị ứng. Bạn có thể bị hắt hơi và sụt sịt nhiều hơn. Tại sao vậy?
  • Voọc đầu trắng quý hiếm ôm đàn con trên đảo Cát Bà
    Trên mạng xã hội hôm nay xuất hiện hình ảnh 2 con voọc trưởng thành được cho là "vợ chồng" ở đảo Cát Bà (Hải Phòng), trong đó một con ôm đàn con vào lòng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
  • Nguy cơ cháy rừng cao, giám sát chặt từ cơ sở, không chủ quan, lơ là
    Trong những ngày qua, do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-39 độ C, có nơi 44 độ C. Toàn quốc đã xảy gần 20 vụ cháy rừng làm trên 260 ha rừng các loại bị thiêu rụi. Trước tình trạng trên, các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thằn lằn tiến hóa dị thường để thở dưới mặt nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO