Tết trong thời bão giá: Sắm đồ sớm, cắt giảm chi tiêu

10/01/2023 16:30

Trước đây, suy nghĩ “làm lụng cả năm chỉ để tiêu trong 3 ngày Tết" khiến nhiều người “cháy túi" vì các khoản chi tiêu vượt mức ngày thường. Tuy nhiên, ảnh hưởng mạnh của bão giá tới túi tiền đã khiến nhiều người thay đổi cách chi tiêu.

Tết đơn giản hơn

Đối với chị Phạm Thị Minh Phượng (38 tuổi, Hà Nội), Tết không bị áp lực bởi tư tưởng của chị là chuẩn bị đơn giản, không cầu kì.

Thay vì sợ sệt như nhiều người, chị Phượng đang mong ngóng Tết. Với chị, đây là khoảng thời gian gia đình, bạn bè sum họp, gặp gỡ sau một năm đi làm vất vả.

Chị Phượng chọn cách sắm Tết đơn giản. Cả hai vợ chồng đều đi làm, lên kế hoạch chi tiêu cụ thể, tiết kiệm mỗi tháng để không bị động trong thời bão giá.

 
Chị Phượng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Gia đình tôi chi tiêu theo nhu cầu và sinh hoạt theo từng năm. Những năm dịch bệnh thì chi tiêu, mua sắm đủ cho gia đình trong 3 ngày Tết.

Năm nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì tôi sẽ sắm sửa nhiều hơn để mọi người đến chúc Tết, gặp gỡ cho vui vẻ. Ước tính chi phí cho Tết khoảng 15 - 20 triệu đồng” - chị Phượng hào hứng.

Đối với nhiều người, việc dọn dẹp, nấu nướng ngày Tết là nỗi ám ảnh còn đối với chị Phượng, công việc đó trở nên nhẹ nhàng. Với việc mua sắm, chị tới ngay siêu thị gần nhà.

Những món ăn ngày Tết như bánh chưng, giò, thực phẩm đặt trước đến ngày thì tới lấy. Trong thời bão giá, sắm đồ sớm cũng được giá tốt.

Việc dọn dẹp cũng không mất quá nhiều thời gian. Dọn dẹp thường xuyên, ngày Tết chỉ trang hoàng nhà cửa lại cho có không khí. Chị Phượng bày tỏ: “Tôi thích không khí nhộn nhịp trước Tết, cả nhà cùng nhau chuẩn bị mọi thứ đón Tết thật hạnh phúc, đầm ấm".

Kiểm soát tài chính

Cách hữu hiệu nhất để tiết kiệm chi tiêu ngày Tết và không bị quên đồ của chị Tuệ Dung (35 tuổi, Hà Nội) là ghi chép chi tiêu, liệt kê danh sách những khoản cần sắm sửa trong Tết. Đây là cách nhiều gia đình đã áp dụng.

Với chị Dung, Tết càng đơn giản càng tốt, Tết để nghỉ ngơi sum vầy bên nhau. Đặc biệt trong thời bão giá, không nhất thiết phải gồng mình mua sắm.

“Tôi không mua sắm nhiều vì ngày thường cũng đã đầy đủ. Chỉ mua chút đồ để biếu hai bên nội ngoại và đồ cúng gia tiên, còn cơm canh cúng tổ tiên cũng hết sức đơn giản. Chủ yếu dành thời gian nghỉ ngơi, tụ tập hoặc đọc sách" - chị Dung tâm sự.

Đối với chị, Tết là phải vui, không mang tâm lí quá lo lắng, nặng nề. Cố gắng ngày Tết sao cho vừa đầy đủ nhưng vẫn tiết kiệm, không mua nhiều tránh lãng phí. Nhất là đối với thực phẩm tươi sống chỉ mua đủ trong 2 - 3 ngày Tết.

Ngoài việc ghi chép chi tiêu thì có thể tự làm đồ ăn ngày Tết để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, hạn chế việc ăn ngoài hàng quán bởi giá cả ngày Tết tăng cao, nấu ăn ở nhà vừa vui, hợp khẩu vị gia đình lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm có kế hoạch

Không đợi Tết mới tiết kiệm, Dương Thu Thuỷ (24 tuổi, Vĩnh Phúc) lên kế hoạch tiết kiệm để khi tới Tết sẵn khoản đó chi tiêu, không cần quá lo lắng về vấn đề tài chính.

 
Thủy đã lên kế hoạch tiết kiệm cụ thể để có tiền chi tiêu dịp Tết. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chưa có gia đình nên việc chi tiêu, sắm Tết cũng thoải mái hơn. Thuỷ cho biết, Tết này chỉ tiêu vào 3 khoản chính là biếu bố mẹ tiền sắm Tết, lì xì các em nhỏ và đi chơi cùng bạn bè. Việc sắm sửa và mua quần áo cho bản thân thì không cần thiết bởi tháng nào cũng mua đồ mới nên Tết sẽ đầu tư tiền vào các khoản quan trọng hơn.

"Tết trong thời bão giá cần cắt giảm chi tiêu. Vì đã tiết kiệm từ trước nên vẫn có tiền tiêu Tết. Bố mẹ thấy con gái tự chăm lo cho bản thân, có thể phụ giúp bố mẹ một khoản sắm Tết thì mừng lắm" - Thủy cười.

    Bài liên quan
    Nổi bật Việt Báo
    • Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine AstraZeneca rất hiếm gặp
      Theo Sở Y tế TPHCM, thành phố đã tiêm hơn 9 triệu liều vaccine AstraZeneca và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện cục máu đông sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca rất hiếm gặp.
    • Lung Ngọc Hoàng - 'Lá phổi xanh' của miền Tây
      Năm 1999, bác Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học và Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, nhớ lại. Và sau chuyến ghé thăm đó của bác Sáu Dân, cái tên Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được định danh đến nay.
    • Tiết lợn bị ghét bỏ, giá rẻ như cho nhưng bổ với nhiều người
      Tiết lợn là thực phẩm giàu sắt, protein cũng như các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể nhưng bạn chỉ nên ăn lượng vừa đủ.
    • Cuộc tề tựu đồng bào trong 'ngày vui nhất' miền Tây Bắc
      Những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, phụ nữ Thái với tằng cẩu, phụ nữ Mông với váy xòe, người Tày với áo dài đen cùng nhân dân cả nước... ùn ùn đổ về thành phố Điện Biên Phủ trong ngày vui "10 năm có 1".
    • Những vị tướng Hồng quân kiên trung, quyết không đầu hàng phát xít Đức
      Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, khi Hồng quân chịu nhiều thất bại quân sự khi phát xít Đức bất ngờ tấn công, nhiều chỉ huy, tướng lĩnh Liên Xô đã rơi vào tay chúng. Phần lớn trong số họ đã quyết không hợp tác với phát xít.
    Đừng bỏ lỡ
    Tết trong thời bão giá: Sắm đồ sớm, cắt giảm chi tiêu
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO