Trời giá rét căm căm, hàm răng đánh vô nhau lập cập, hơi thở đầy khói, mưa phất phây khi ấy tết đến.

Mẹ xoay sở chút đường, nghiền gạo, tìm tận sâu trong hòm gói vừng, lạc, đỗ. Bếp đêm sáng bừng, lửa đỏ rực, mùi đường thắng, mùi bột, mùi gừng quyện vào nhau thơm nồng. Tay nhanh mẹ quấy cho các món quyện dính vào nhau mà không để cháy nồi.

Một cái sàng được lót lá chuối tươi rửa sạch được trải ra. Mẹ hối hả đổ nồi chè kho ra đó, rồi lấy muôi dàn đều. Màu vàng óng hiện lên, mắt các con sáng rực, tết này sướng rồi có chè kho để ăn, chạy ra ăn miếng chạy vào ăn miếng, hả hê sung sướng. Nồi chè nhiều tình cảm, ít tiền mà đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cả gia đình.

Xem thêm: Tết là để trở về

Ảnh minh họa: Nguyễn Quý

Trong ký ức của mình, không năm nào nhà tôi không gói bánh chưng. Thời kỳ đầu dù cả nhà không có một cái nồi lớn để luộc đủ mấy cái bánh chưng thì cha mẹ cũng đi mượn quanh xóm cho được cái nồi để chúng tôi được trông bánh chưng ngày tết.

Bếp rạ khói mắt cay xè, khoai nướng, ngô nướng được dúi vào củi cháy. Mắt cay xè vì khói, miệng đen nhẻm vì ăn khô khoai nướng cháy, mắt rạng ngời, tâm hồn hồ hởi. Cái bếp nhỏ ấy đến nay tôi vẫn nghĩ nó đẹp, đem lại cảm giác an toàn, hạnh phúc nhất.

Xem thêm:  Đừng làm nhạt Tết

Gói mứt tết bằng giấy đỏ, có phần được bọc bằng giấy bóng kính để trên bàn thờ được bọn trẻ trong nhà phân tích. Chúng cẩn trọng lắc, rung, nhìn xuyên qua để đánh giá nặng, có kẹo lạc, dừa nạo, bí đao, quất ướp đường, gừng…. Lòng mong ngóng từ 29 tết đến ngày mùng 1 sẽ được ăn.

Không có hộp mứt nào được mở tại nhà bởi thứ ấy quý, bố mẹ mang đi tết ông bà nội ngoại, các bác cả. Lũ trẻ hụt hẫng, buồn tiếc nhưng cũng tự hiểu được lý do mà không bao giờ dám hé lời hỏi mẹ cha.

Hạnh phúc, niềm vui chỉ đơn giản là mong muốn được đáp ứng và không có gì hơn để so sánh.

Cả năm trẻ con gần như không có quà, có bánh, đường sữa. Thức ăn vặt chỉ là quả ổi, quả bưởi, hạt táo, hạt bàng đập vỡ ăn cái nhân ngậy ngậy bên trong. Cây cỏ ấu củ đen được bọn trẻ tích cực đào, rửa sạch và ăn dù nghẹn đắng.

Mắt cha mẹ cả năm sâu trũng nỗi lo vá chằng áo rách cho con, vá đụp cho cái đầu gối quần khỏi rách da thịt lộ ra ngoài, gió lạnh thổi vào. Có thể điều đầu tiên cha mẹ nghĩ đến sau một đêm tỉnh dậy "làm gì để cả nhà có cái ăn hôm nay, ăn mấy bữa". Tết lo cho con cái áo mới, nồi bánh chưng, mẹt chè kho, có chút thịt mỡ, được ăn không chỉ ba bữa mà được ăn bất cứ khi nào khiến cha mẹ vui, tự hào xúc động nghẹn ngào.

Tết ngày cũ về vật chất có thể khiêm tốn nhưng cái cảm xúc, tinh thần thì nhiều vô kể. Nay ta nhiều vật chất thế nhưng sao thấy tết bớt đi cảm xúc của tháng năm cũ… chả hiểu sao?

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/ban-doc/tet-ngheo-nhung-ma-vui-y-20240201144644138.htm?fbclid=IwAR0cMQJYEB5ZnbPeJsDs-ALjRY_QOf76xYtPyKR8arPgp2NTBEs6bAq2_qY
Copy Link
https://dantri.com.vn/ban-doc/tet-ngheo-nhung-ma-vui-y-20240201144644138.htm?fbclid=IwAR0cMQJYEB5ZnbPeJsDs-ALjRY_QOf76xYtPyKR8arPgp2NTBEs6bAq2_qY
Bài liên quan
  • Tảo mộ ngày Tết: sum vầy để hiếu kính tổ tiên
    Tục tảo mộ ngày Tết không chỉ là một nghi lễ đơn thuần, mà là biểu tượng sống động của nét văn hóa truyền thống, làm cho người Việt tự hào về giá trị đạo đức và sự kết nối mạnh mẽ với quá khứ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tết nghèo nhưng mà vui ý!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO