Cụ thể, sự việc được cho xảy ra vào buổi chiều hôm 5/12. Khi đó chiếc máy bay trinh sát quân sự Boeing RC-135W của quân đội Anh đang bay trên không phận Romania, tuy nhiên, tại một số thời điểm, nó suýt bị hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ, bởi vì tầm bắn đủ để tiếp cận máy bay trinh sát của Anh.
Theo các chuyên gia, máy bay trinh sát của Anh đã bay gần biên giới Ukraine, có khả năng cung cấp tọa độ cho các hệ thống phòng không của nước này để tiêu diệt tên lửa hành trình.
Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, tên lửa do Lực lượng vũ trang Ukraine phóng đã đi chệch mục tiêu và bay vào không phận Moldova, theo đánh giá của giới chuyên gia, tên lửa đã bay chính xác theo hướng của máy bay trinh sát Anh.
Bên cạnh đó, các nguồn tin cho rằng, tính trên thực tế là khoảng cách tới mục tiêu là khoảng 140-150 km, hệ thống phòng không Ukraine rất có thể đã bắn hạ một máy bay quân sự của Anh.
Trước đó, hôm 5/12, Moldova phát hiện ra mảnh tên lửa rơi xuống thị trấn Briceni ở gần biên giới với Ukraine.
Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilita vào cùng ngày bày tỏ sự lo ngại về mảnh tên lửa.
“Tôi được thông báo rằng một đội tuần tra của lực lượng biên phòng đã phát hiện ra mảnh tên lửa gần thị trấn Briceni. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để kiểm soát tình hình và tránh rủi ro cho người dân”, bà Gavrilita nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Moldova Anatolie Nosatii cho biết, một đội thuộc tiểu đoàn đặc công Codrii từ Negresti đang trên đường đến Briceni để điều tra hiện trường và mảnh tên lửa để xác định nguồn gốc.
Truyền thông Moldova đã đăng tải một số hình ảnh ghi lại mảnh vỡ hình trụ dài khoảng 3m ở hiện trường, đồng thời nhận định rằng đây dường như là mảnh tên lửa phòng không S-300 của Ukraine.
Bộ Nội vụ Moldova sau đó nói rằng, các mảnh vỡ tên lửa rơi xuống Briceni không nguy hiểm vì chúng không chứa thuốc nổ.
Về phía Nga nước này chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Hồi cuối tháng 10 Moldova cũng từng phát hiện mảnh tên lửa từ chiến sự Nga - Ukraine rơi xuống lãnh thổ nước này. Theo Bộ Nội vụ Moldova, mảnh tên lửa đã rơi xuống một ngôi làng phía bắc nước này hôm 31/10 sau khi phòng không Ukraine đánh chặn tên lửa Nga tập kích.
Moldova đã thông báo trục xuất một nhà ngoại giao Nga sau vụ việc và Moscow sau đó cũng trục xuất một nhà ngoại giao Moldova để đáp trả.
Liên Xô bắt đầu đưa S-300 vào biên chế từ năm 1978, hiện có gần 20 quốc gia trên thế giới sở hữu tổ hợp phòng không này. Nga sở hữu tất cả các phiên bản S-300 với khoảng 2.000 bệ phóng. Một tổ hợp S-300 gồm 6 xe chở đầu đạn kiêm bệ phóng (TEL), mỗi xe mang được tối đa 4 đầu đạn, cùng xe chỉ huy và radar các loại. Radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 có thể dẫn bắn cho 12 tên lửa cùng lúc nhằm vào 6 mục tiêu riêng rẽ với tầm bắn tối đa 195 km. |
Hòa Bình (lược dịch)