Tàu vũ trụ NASA chạm tới mặt trời lần đầu tiên trong lịch sử

16/12/2021 11:05

Tàu thăm dò mặt trời Parker của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã chạm tới mặt trời.

Tàu vũ trụ NASA chạm tới mặt trời lần đầu tiên trong lịch sử
Hình minh họa này cho thấy tàu Parker đang tiếp cận bầu khí quyển bên ngoài của mặt trời.

Tàu thăm dò mặt trời Parker của NASA đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên 'chạm' vào mặt trời khi nó bay xuyên qua vùng khí quyển chưa được khám phá gọi là quầng sáng mặt trời hay vành nhật hoa.

Đây là thành quả sau 60 năm khi NASA đặt ra mục tiêu và 3 năm sau khi tàu thăm dò Mặt trời Parker được phóng lên vũ trụ.

Tàu thăm dò Mặt trời Parker đã bay thành công qua vành nhật hoa của mặt trời để lấy mẫu các hạt và từ trường của ngôi sao hệ mặt trời. Khu vực này có nhiệt độ khoảng 1.298 độ C.

Theo NASA, cột mốc quan trọng này đánh dấu bước tiến lớn của tàu vũ trụ và "một bước nhảy vọt khổng lồ với khoa học năng lượng Mặt trời".

Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA đã phải đối mặt với nhiệt độ 1.298 độ C và bức xạ mạnh gấp 500 lần so với Trái đất khi nó thực hiện tiếp cận gần mặt trời.

Thomas Zurbuchen,Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA cho biết: "Một kỳ tích thực sự đáng chú ý. Cột mốc quan trọng này không chỉ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình tiến hóa của mặt trời và tác động của nó đối với hệ mặt trời nói chung. Cách tìm hiểu về ngôi sao của chính hệ mặt trời này cũng dạy chúng ta nhiều hơn về các ngôi sao trong phần còn lại của vũ trụ".

Ra mắt vào năm 2018, tàu Parker được đặt theo tên của nhà vật lý thiên văn cùng tên của tàu vũ trụ Eugene Parker. Theo các nhà khoa học, tàu vũ trụ đã lặn vào và ra khỏi vành nhật hoa ít nhất ba lần, mỗi lần đều là một quá trình chuyển tiếp trơn tru, dễ dàng.

Tàu Parker đã di chuyển rất nhanh với tốc độ khoảng 100 km/giây. Parker sẽ tiếp tục tiến gần hơn tới mặt trời và lặn sâu hơn vào vành nhật hoa cho đến khi quỹ đạo cuối cùng của nó vào năm 2025. Dự kiến, tàu vũ trụ sẽ bay qua vành nhật hoa một lần nữa vào tháng 1/2022 trong chuyến bay tiếp theo.

Do mặt trời không có bề mặt rắn, khám phá cận cảnh khu vực có cường độ từ tính ở vầng hào quang có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các đợt bùng phát mặt trời có thể gây trở ngại cho sự sống trên Trái Đất.

Tàu Parker sẽ ở đúng nơi, vào đúng thời điểm khi chu kỳ 11 năm nóng lên của mặt trời. Cứ sau 11 năm, mặt trời hoàn thành một chu kỳ hoạt động bình lặng và bão tố của mặt trời bắt đầu một chu kỳ mới.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tàu vũ trụ NASA chạm tới mặt trời lần đầu tiên trong lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO