Xem thêm: Tảo mộ ngày Tết: Xin đừng quên nét đẹp văn hoá của người Việt
Tảo mộ thường diễn ra vào ngày 20 tháng Chạp âm lịch mỗi năm đến chiều 30 Tết.
Bạn cần làm gì khi đi tảo mộ?
- Trước khi ra mộ, bạn cần phải bày mâm cỗ cúng đơn giản và thắp hương xin phép gia tiên. Có vài nơi đơn giản hơn, người chủ nhà chỉ cần thắp hương và khấn vái ông bà. Khi làm lễ nên là người con trưởng, cháu đích tôn, hoặc là người kế thừa việc thờ tục trong dòng họ.
- Khi đi tảo mộ, dù bạn có phải xách nặng đến thế nào, bạn cũng không được thuê người bê vác mà hãy để con cháu trong nhà chia nhau mang ra mộ ông bà. Điều này thể hiện sự thành kính của con cháu với tổ tiên, nên nhất định bạn phải ghi nhớ.
- Sau khi người lớn làm lễ xong, con cháu mới tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ.
- Công việc dọn dẹp gồm: dọn cỏ, trồng hoa, lau chùi, tránh việc không cần thiết. Còn với những ngôi mộ chưa xây thì thêm việc đắp đất. Nhổ cỏ chỉ nên làm ở bề mặt trên, không nên giựt mạnh, đào bới gây sạt lở mộ.
- Đốt vàng mã nên đốt đúng nơi quy định, không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ. Ngày nay, nhiều gia đình hạn chế việc đốt vàng mã vì gây ô nhiễm môi trường và lãng phí.
- Sau khi đến nơi, các trưởng lão sẽ lo phần lễ bái, còn con cháu đứng nghiêm túc chấp tay cầu nguyện. Trong lúc đang làm lễ, mọi người không nên nô đùa, nói chuyện quá to, thể hiện một cách nghiêm tục, trang nghiêm với người đã khuất.
- Sau phần tảo mộ là việc dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, nơi thờ cúng. Đây cũng là một việc quan trọng của con cháu để thể hiện sự tôn trọng, thành kính, quan tâm chăm sóc của mình đối với ông bà, tổ tiên.
Những điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ:
- Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu cần thiết thì nên đi cùng nhiều người trong gia đình.
- Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng phải thành tâm cung kính.
- Khi tảo mộ, bạn không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, điều này là phép lịch sự. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên hoặc trẻ con lại cần phải chú ý.
- Nếu con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thai cũng hạn chế đi tảo mộ.
- Những người có khí trường yếu, tốt nhất là về nhà bước qua chậu lửa hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ năng lượng xấu.
- Khi đi tảo mộ, cần tránh việc chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
- Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Điều này để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, đồng thời để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ ảnh hưởng không tốt cho vận thế của người đời sau.