Tận mắt ngắm 'báu vật hoàng cung' tại Hoàng thành Thăng Long

09/09/2022 16:00

“Báu vật Hoàng cung Thăng Long” được trưng bày ngày 8/9 nhằm giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ 2002 đến nay. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”.

z3706249592740-6ce060615fb14111c64b8a2b90b84800-3846.jpg
Tại Nhà N19 - Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Ban tổ chức đã giới thiệu tới công chúng một số loại hình đồ gốm sứ tiêu biểu, đặc sắc trong Hoàng cung Thăng Long.
z3706249609102-ae66231a28d60ecfabea4024d2ad8833-9488.jpg
Những "báu vật hoàng cung" được giới thiệu tới công chúng là những đồ dùng, vật dụng không thể thiếu, có vai trò rất quan trọng trong đời sống hoàng cung, từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà vua và triều đình trong các dịp đại lễ, sinh nhật vua, lễ đăng quang của nhà vua…
z3706249600849-5ac09a859593b1ae1e5545c0f6836a9c-8059.jpg
Ngoài ra, nhiều đồ gốm quý còn được dùng làm đồ tự khí trong các tôn miếu hay được dùng làm đồ vật trang hoàng nội thất của các cung điện, lầu gác nhằm điểm tô vẻ đẹp quyền quý, cao sang của chốn cung đình.
z3706332288778-10fa2b1a255951fd6e674f65931defb4-1-1691.jpg
Tại khu trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” gồm ba không gian: Không gian giới thiệu các hiện vật thời Lý- Trần; Không gian giới thiệu hiện vật thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng và Không gian phía ngoài.
z3706329257029-f48812da2592026713e557937ea44495-8441.jpg
Những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất này đã khai quật hai thập kỷ qua là cả chặng đường nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học để từng bước nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu giá trị di sản và bảo tồn lâu dài cho thế hệ mai sau.
z3706335820716-5473fab49a18a7481bc8e73cc0b14099-22.jpg
Với sự kết hợp Công nghệ trình chiếu 3D mapping, những “báu vật hoàng cung” hiện lên với những hoa văn độc đáo để khách tham quan nhận diện rõ hơn về vẻ đẹp và tính sang quý của đồ gốm ngự dụng hoàng cung Thăng Long.
Bài liên quan
  • Chữa bệnh háo danh của người nổi tiếng
    Với sức ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đội ngũ văn nghệ sĩ, người nổi tiếng lan tỏa, nhân lên những điều tốt đẹp; ngược lại, thói tật của họ cũng gây hệ lụy khôn lường. Bộ quy tắc ứng xử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, cùng với việc chấn chỉnh hoạt động của người làm nghệ thuật là những nỗ lực hiện thực hóa chủ trương về “xây dựng con người có nhân cách”, xây dựng “môi trường văn hóa lành mạnh”.
  • Cung điện Hofburg: Một thành phố trong lòng thành phố
    Với hơn 700 năm lịch sử, Cung điện Hofburg nằm ở trung tâm của thành phố Vienna đã góp phần quan trọng vào lịch sử nơi đây. Cung điện từng là nơi ở và nơi trị vì của vương triều Habsburg, lịch sử ra đời của Cung điện Hoàng gia bắt nguồn từ thế kỷ thứ 13.
  • 5 thanh kiếm nổi tiếng trong lịch sử trung hoa: Cây nào cũng là bảo kiếm!
    Tương truyền rằng vào thời Xuân Thu chiến quốc, Việt vương Doãn Thường đã ra lệnh cho nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa là Âu Dã Tử làm ra 5 thanh bảo kiếm.
  • Tháng 6 về, lại nhớ bức họa 'Tháng 6 cháy bỏng'
    Tháng 6 cháy bỏng" được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của hội họa Anh xoay quanh đề tài mùa hè. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của họa sĩ người Anh - Frederic Leighton.
  • 150 tác phẩm trưng bày tại triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Festival Biển
    Chiều ngày 2/6, tại Công viên bãi biển Nha Trang đã diễn ra Triển lãm Mỹ Thuật và Nhiếp ảnh Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
  • Về dưới mái hiên nhà (Tản văn của Phạm Tuấn Vũ)
    Mái hiên nhà mẹ lợp bằng cỏ tranh, mái không cao nhưng thoáng. Có một thời thơ dại, tuổi thơ ngủ vùi trong ký ức êm đềm dưới mái cỏ tranh.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tận mắt ngắm 'báu vật hoàng cung' tại Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO