Tấn công mạng gây thiệt hại không nhỏ
Theo Kaspersky, các nhóm tội phạm thường sử dụng tấn công mạng có chủ đích để trục lợi từ SME. Nhiều kịch bản tấn công có thể trông giống như một xảo thuật để đánh lạc hướng chú ý, và con số thu về là không hề nhỏ cho những món tiền chuộc.
Báo cáo tấn công mạng của Verizon cũng đưa một con số khá lớn khi trong năm 2020, SME hứng chịu 43% cuộc tấn công mạng, gây thiệt hại trung bình là 184.000 USD. Cứ sau một cuộc tấn công, các SME mất đến 6 tháng để hồi phục.
Ngoài mã độc tống tiền đang trở nên thông minh hơn, hình thức lừa đảo qua email và tin nhắn di động cũng là một cảnh giác cho SME khi gây thiệt hại không kém.
Xem thêm: Tour quốc tế Tết giậm chân tại chỗ, du lịch ảo tăng tốc mùa dịch Covid-19
Thống kê từ Abnormal Security cho thấy, con số email lừa đảo giả dạng hóa đơn và thanh toán tăng đến 81%, gây ra thiệt hại trung bình 81.000 USD cho mỗi cuộc tấn công nguy hiểm này.
Đáng lưu ý, phương thức lừa đảo qua tin nhắn di động kèm liên kết (link) cũng được tin tặc tận dụng để khiến nạn nhân vào bẫy.
Biến tướng tấn công mạng và cạm bẫy nên tránh cho SME
Tại Việt Nam, hình thức lừa đảo qua SMS vừa trở thành đề tài nóng khi thông qua nó, tin tặc đã trục lợi số tiền từ vài chục triệu lên đến cả tỷ đồng. Vấn nạn này cũng đã khiến ngân hàng lên tiếng cảnh báo người dùng trước việc gia tăng cho mùa lễ Tết.
Theo ông Ngô Trần Vũ, giám đốc Công ty NTS Security, đại dịch Covid-19 đang buộc các SME phải áp dụng chế độ làm việc từ xa, đây cũng là một lỗ hổng lớn có nguy cơ an toàn thông tin với doanh nghiệp.
Xem thêm: Cẩn trọng với lời mời kinh doanh online mùa Tết lãi lớn không bỏ công sức
"Do thiết bị làm việc tại nhà không được bảo mật như tại công ty, nhân viên thường có tâm lý chủ quan khi tiếp cận thông tin nhạy cảnh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có chỉ thị cứng rắn cho các cấp nhân viên khi làm việc từ xa, bên cạnh đào tạo và hướng dẫn thường xuyên những phương thức an toàn khi kết nối vào dữ liệu chung của doanh nghiệp”, ông Vũ khuyến cáo.
“Ngoài các giải pháp bảo vệ máy tính, biện pháp sao lưu song song offline và online trên nền tảng đám mây cũng là một giải pháp tiết kiệm để giúp SME bảo vệ an toàn cho mình, trước mắt với với nguy cơ từ mã độc tống tiền - Ransomware", ông Vũ chia sẻ thêm.
Trong bối cảnh Covid-19 còn diễn tiến phức tạp, cùng với các lỗ hổng trong các ứng dụng thường dùng (Microsoft Office, Adobe PDF, trình duyệt web...), các SME cũng cần chú trọng không chỉ bản vá, mà còn cả nền tảng IT để tăng cường bảo mật, vừa là đề phòng rủi ro cho mình, vừa là cách để vượt qua khủng hoảng.