Tại sao loài gấu ngủ đông mà cơ thể không hình thành cục máu đông?

Nam Đoàn| 18/04/2023 06:38
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Việc con người ngồi trên những chuyến bay dài có thể hình thành cục máu đông gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những con gấu ngủ đông lại có thể tránh được hiện tượng này.

Tại sao loài gấu ngủ đông mà cơ thể không hình thành cục máu đông? - 1

Một con gấu ngủ đông, cơ thể nó sẽ điều chỉnh để ngăn ngừa phát triển các cục máu đông nguy hiểm (Ảnh minh họa: Science news).

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào ngày 14/4 đã tìm ra câu trả lời về việc loài gấu khi ngủ đông mà không hình thành cục máu đông.

Cụ thể, khi chúng bất động vào mùa đông, hàm lượng protein HSP47 trong máu thấp, khiến tiểu cầu khó kết dính vào nhau, giúp không phát triển các cục máu đông.

Hàm lượng protein này thấp không chỉ được tìm thấy riêng ở loài gấu mà chuột, lợn và những người với lối sống ít vận động do các vấn đề sức khỏe cũng có cùng sự bảo vệ này.

Tinen Iles, một nhà sinh vật học, Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết: "Nghiên cứu này là một "bước tiến lớn" đã tìm ra cách động vật thích nghi để ngăn chặn các cục máu đông khi cơ thể bất động".

Đồng thời, nó cũng giúp các nhà khoa học dựa vào cơ chế này để phát triển các loại thuốc giúp chống hình thành cục máu đông.

Protein HSP47 thường được tìm thấy trong các tế bào tạo nên các mô liên kết như xương và sụn.

Nó cũng được tìm thấy trong tiểu cầu, nơi HSP47 gắn vào collagen giúp tiểu cầu dính vào nhau.

Điều này rất hữu ích khi chúng ta bị tổn thương liên quan đến các vết cắt, trầy xước, giúp cơ thể không bị mất máu quá nhiều hay ngăn chặn máu tràn vào phổi trong phẫu thuật.

Nhà nghiên cứu Petzold, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học LMU Munich, Đức và các đồng nghiệp đã phân tích mẫu máu từ 13 con gấu nâu hoang dã (Ursus arctos) vào mùa đông và mùa hè.

Kết quả cho thấy, tiểu cầu từ các mẫu máu được lấy trong thời gian ngủ đông ít có khả năng kết tụ lại với nhau hơn các mẫu mùa hè và những mẫu máu đông lại chậm hơn.

Cụ thể, gấu ngủ đông, mức protein bằng khoảng 1/50 lượng được tìm thấy khi chúng hoạt động.

Để xác nhận rằng lượng protein HSP47 thấp trong máu là tác nhân đứng sau việc giúp gấu không hình thành cục máu đông, nhóm nghiên cứu đã làm các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm với chuột.

Những con chuột thiếu protein có ít cục máu đông hơn và mức độ viêm thấp hơn so với những con vật có HSP47.

Hay những con lợn vừa mới sinh con buộc chúng phải ở cữ, nằm bất động tối đa khoảng 28 ngày cũng có mức HSP47 thấp hơn so với những con lợn bình thường.

Cơ chế này cũng phù hợp với những người ít vận động như do chấn thương tủy sống mà không bị hình thành cục máu đông.

Hiểu cách cơ thể con người điều chỉnh hàm lượng HSP47 là rất quan trọng để các nhà khoa học phát triển ra các loại thuốc có thể cân bằng  giữa việc ngăn ngừa cục máu đông và chảy máu quá nhiều.

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tai-sao-loai-gau-ngu-dong-ma-co-the-khong-hinh-thanh-cuc-mau-dong-20230417153036514.htm
Copy Link
https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tai-sao-loai-gau-ngu-dong-ma-co-the-khong-hinh-thanh-cuc-mau-dong-20230417153036514.htm
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tại sao loài gấu ngủ đông mà cơ thể không hình thành cục máu đông?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO