Tại sao cuộc chạy đua triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật đang được khơi mào tại châu Âu?

25/05/2024 20:18

Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine diễn biến phức tạp với những tuyên bố của giới chức phương Tây về khả năng gửi quân tham chiến, Quân đội Nga đã tuyên bố diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật từ ngày 21-5.

Động thái trên đang tạo ra tiền lệ nguy hiểm vì vũ khí hạt nhân chiến thuật vẫn là vũ khí hủy diệt hàng loạt và hiện bị giới hạn bởi bất kỳ hiệp định hay thỏa thuận quốc tế nào, đặc biệt là tại châu Âu.

Không có giới hạn nào đối với vũ khí hạt nhân chiến thuật

Điểm khác biệt lớn nhất của vũ khí hạt nhân chiến thuật so với cấp chiến lược là chúng có hiệu suất công phá nhỏ hơn nhiều lần chỉ khoảng vài chục Kilotone. Chúng được thiết kế để sử dụng ngay trên chiến trường với tầm sát thương hiệu quả khoảng vài km tính từ tâm vụ nổ. Tuy nhiên, hiệu ứng hủy diệt của các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng vượt xa mọi loại vũ khí thông thường.

“Trong quá khứ, cả Liên Xô và Mỹ điều rất tích cực thử nghiệm vũ khí hạt nhân chiến thuật và sở hữu hàng nghìn đơn vị vũ khí dạng này. Dù đi theo nhiều hướng phát triển khác nhau, nhưng đặc điểm chung của đầu đạn hạt nhân chiến thuật là chúng phải nhỏ gọn, phù hợp để trang bị các loại vũ khí truyền thống như pháo binh, tên lửa, mìn…”, Giáo sư Vadim Kozyulin thuộc Viện Khoa học Quân sự Liên bang Nga cho biết.

Sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân chiến thuật là nó không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định quốc tế nào. Ảnh: Topwar

Dù được trang bị số lượng lớn, nhưng vì sức hủy diệt và khả năng đẩy xung đột tới mức toàn diện, nên tất các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật chưa bao giờ sử dụng chúng trên chiến trường. Vấn đề này được hiểu đơn giản là khi sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, chiến tuyến sẽ bị bao phủ bởi bụi phóng xạ đủ để hủy diệt cả bên tấn công và bên phòng thủ và sẽ không ai là người chiến thắng. Chính vì thế, vũ khí hạt nhân chiến thuật chủ yếu được dùng với nhiệm vụ răn đe, tương tự như vũ khí cấp chiến lược.

Theo chuyên gia quân sự Vadim Kozyulin, điểm đặc biệt của vũ khí hạt nhân chiến thuật là dù được phân loại là vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng chúng không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định quốc tế nào. Nếu vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga và Mỹ từng được giới hạn theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) với khoảng 1.550 đầu đạn và 700 phương tiện vận chuyển chiến lược cho mỗi bên, thì kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của hai quốc gia ở thời kỳ cao điểm có thể lên tới hàng chục nghìn đơn vị và không chịu bất kỳ sự giám sát hay ràng buộc bởi các hiệp định quốc tế nào.

Một vấn đề khác là các cường quốc hạt nhân hiện không có ý định giảm bớt kho vũ khí hạt nhân chiến thuật hiện có, mà thậm chí còn cắt bớt quy định cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân. Sau khi Hiệp ước về Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ tại châu Âu, nguy cơ về vũ khí hạt nhân chiến thuật trở nên càng nguy hiểm với một bên là Nga và bên còn lại là Mỹ và các đồng minh phương Tây trong NATO.

Nguy cơ hiện hữu tại lục địa già

“Mỹ hiện có kho vũ khí hạt nhân chiến thuật khoảng 20.000 đơn vị, còn Nga vào khoảng gần 2.000 đơn vị”, Thượng tướng Vladimir Dvorkin, nguyên lãnh đạo Viện nghiên cứu Chiến lược số 4, Bộ Quốc phòng Nga nhận định.

Liên Xô trước đây và Nga hiện nay đã phá hủy phần lớn kho vũ khí hạt nhân chiến thuật vào đầu những năm 1990, khi loại biên dần các tổ hợp tên lửa chiến thuật Oka, Tochka và Luna, cũng như các tên lửa hành trình diệt hạm và phòng không chiến lược… Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi gần đây. Quân đội Nga đang tái trang bị hàng loạt đầu đạn hạt nhân chiến thuật để cân bằng với chiến lược hạt nhân mới của Mỹ, đặc biệt là tại châu Âu. Đặc biệt là trong bối cảnh xung đột tại Ukraine chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt.

“Trong chiến lược hạt nhân mới của Mỹ, vai trò của các đầu đạn hạt nhân hiệu suất thấp như vũ khí cấp chiến thuật được đánh giá cao. Người Mỹ đang sử dụng chúng như một biện pháp tăng cường răn đe chiến lược”, ông Vladimir Dvorkin nhận định.

Tại châu Âu, vũ khí hạt nhân chỉ cần vài phút là đã tới mục tiêu nên khi xung đột xảy ra, khả năng xuống thang là gần như không thể. Ảnh: Defense News

Theo lời ông Vladimir Dvorkin, Mỹ đang nâng cấp tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk đáp ứng khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Điều quan trọng hơn là phía Nga sẽ không thể phân biệt được đâu là tên lửa Tomahawk thông thường, đâu là tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Những tên lửa như vậy hoàn toàn có thể được lắp đặt trong các giếng phóng Mk-41 thuộc tổ hợp phòng thủ tên lửa Aegis Ashore Mỹ đang triển khai tại khu vực Redzikowo, phía bắc Ba Lan.

Nằm trong các biện pháp đối trọng, Quân đội Nga đưa trở lại trang bị cối hạng nặng cỡ 240mm 2S4 Tyulpan. Dòng vũ khí hạng nặng này từng được quân đội Liên Xô sử dụng với mục đích mang vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại các đợt tấn công của NATO ở châu Âu. Cùng với đó, việc triển khai các tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander-M, Kalibr, Kinzhal có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cũng đang được thực hiện.

Động thái trên của Nga và Mỹ cùng các đồng minh phương Tây dù âm thầm hay công khai cũng tạo ra cuộc chạy đua hạt nhân mới tại châu Âu. Tuy nhiên, một khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật, sẽ không có người chiến thắng cuối cùng trong chiến tranh!

TUẤN SƠN (tổng hợp theo TASS, Topwar…)

Theo www.qdnd.vn
https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/tai-sao-cuoc-chay-dua-trien-khai-vu-khi-hat-nhan-chien-thuat-dang-duoc-khoi-mao-tai-chau-au-778387
Copy Link
https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/tai-sao-cuoc-chay-dua-trien-khai-vu-khi-hat-nhan-chien-thuat-dang-duoc-khoi-mao-tai-chau-au-778387
Nổi bật Việt Báo
  • Bà Trương Mỹ Lan: Chỉ cần bán 10% tài sản đã thu được 500.000 tỷ đồng
    Tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng công ty định giá tài sản trong vụ án đã định giá chưa chính xác. Chỉ cần 10% tài sản là bất động sản đã thu được 500 ngàn tỷ đồng.
  • Nói dối vì...yêu
    Nhiều người luôn khăng khăng đòi sự thật và cho rằng sự trung thực, thật thà là giá trị làm nên sự bền vững của hôn nhân. Nhưng trải nghiệm cuộc đời nhiều hơn mới thấy, đôi khi nói dối cũng là một biểu hiện của yêu thương một người.
  • Bầu cử ở Mỹ được đảm bảo an ninh ra sao?
    Việc đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ quan trọng chẳng kém lựa chọn trong các lá phiếu của cử tri. Với ứng viên Donald Trump và Kamala Harris, việc đảm bảo an toàn được thực hiện ra sao?
  • Nhiều nghệ sĩ quyền lực bỏ phiếu cho bà Harris làm tổng thống Mỹ
    Buổi vận động tranh cử của bà Kamala Harris tối 4/11 gây chú ý vì sự xuất hiện của dàn nghệ sĩ quyền lực như ca sĩ Lady Gaga, ông hoàng nhạc Latin Ricky Martin, ca sĩ will.i.am...
  • Quên hết nỗi sầu ở Suôi Thầu
    Có một miền xinh đẹp hoang sơ ở Hà Giang mang tên Suôi Thầu. Nơi đây không có nhà cao tầng, khói bụi, tiếng còi xe... khiến ta như tạm quên hết những bộn bề của cuộc sống...
Đừng bỏ lỡ
Tại sao cuộc chạy đua triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật đang được khơi mào tại châu Âu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO