Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Hà An| 13/03/2022 17:15

Nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lycopene có trong nước ép đu đủ có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư gan.

Đu đủ là loại thực phẩm thông dụng. Quả đu đủ được sử dụng khi còn xanh như một loại rau (làm nộm, xào, nấu, hầm) hoặc ăn chín như một loại trái cây.

Phần thịt đu đủ sống chứa 88% nước, 11% carbohydrate, chất béo và protein không đáng kể. 100g quả đu đủ cung cấp 43 kcal, 75% nhu cầu vitamin C, 10% nhu cầu vitamin E và folate hàng ngày. Quả đu đủ tiết ra dịch mủ khi chưa chín, có thể gây kích ứng và phản ứng dị ứng ở một số người.

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư - 1

Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, trong quả đu đủ có enzym papain (giúp phân giải chất đạm) có nhiều tác dụng liên quan đến tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm sưng sau phẫu thuật và hủy đi lớp màng protein bao quanh tế bào ung thư hỗ trợ cho cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư. Nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lycopene có trong nước ép đu đủ có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư gan.

Ngoài quả thì lá đu đủ cũng được sử dụng để nấu ăn ở một số nơi, nhiều người cũng sử dụng lá đu đủ như một vị thuốc. Lá đu đủ chứa một lượng nhỏ protein, lipid, carbohydrate, ngoài ra còn có chất xơ, beta carotene, một số vitamin (B1, B2, B3, B6, B9, C) và chất khoáng (canxi, magie, sắt, phospho, K).

Trong lá đu đủ cũng chứa một số chất sinh học có tác dụng chống oxy hóa, giảm sốt (flavonoids, coumarins), đề kháng ung thư (cyanogenic glycosides), đề kháng đái tháo đường (quinones). Lá đu đủ cũng đang được nghiên cứu về ảnh hưởng và tác dụng với bệnh lý. Một nghiên cứu với dịch chiết xuất từ lá đu đủ khô cho thấy chúng có tác dụng ức chế tăng trưởng của một số tế bào khối u, tăng cường độc tính tế bào chống lại các tế bào ung thư và có điều chỉnh các gen liên quan đến chống khối u.

Quả đu đủ có nhiều giá trị dinh dưỡng, nên được sử dụng trong chế độ ăn của người khỏe mạnh và bệnh nhân. Lá đu đủ mang lại lợi ích tuy nhiên cũng có nguy cơ có hại, hơn nữa tương tác giữa thuốc- thảo mộc có thể xảy ra giữa lá đu đủ và một số loại thuốc điều trị bệnh lý đái tháo đường và một số thuốc kháng sinh.

Bởi vậy, người dân không nên tự ý sử dụng nước ép từ lá đu đủ tự nhiên cho việc điều trị bệnh lý mà không có sự khuyến cáo từ nhân viên y tế.

Bài liên quan
  • 4 lợi ích của chuối đỏ trong việc giảm mỡ nội tạng
    Chuối đỏ có sucrose và fructose, vì vậy, khi chín có vị ngọt như những quả chuối vàng thường thấy. Các chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, rất có lợi cho chúng ta. Nếu thường xuyên bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp ta giảm mỡ nội tạng.
  • 4 ảnh hưởng của nội tiết tố gây ra mỡ bụng
    Nếu bạn đã thử mọi cách, nhưng vẫn không thể giảm mỡ bụng, có thể do ảnh hưởng bởi nội tiết tố.
  • 6 lưu ý khi ăn chay tốt nhất để giảm cân
    Ăn nhiều rau hơn và bạn sẽ giảm cân nhiều hơn. Đó là bởi vì việc ăn nhiều rau sẽ lấn át những thực phẩm giàu calo hơn, đặc biệt là những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường có xu hướng làm tăng cảm giác đói.
  • Thầy giáo trẻ được ghép thận: Tâm sự cảm động của người mẹ
    Ngày con trai út chuẩn bị xuất viện trở về nhà sau ca phẫu thuật ghép thận thành công, người mẹ xúc động nói lời cảm động.
  • Ăn chuối có thể giúp ngủ ngon hơn
    Theo Tạp chí 20 minutes, quả chuối vốn là loại trái cây cực kỳ thơm ngon và vô cùng thân thuộc trong cuộc sống. Chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn và đồ uống ngon miệng từ loại trái cây này. Ngoài ra, chuối còn đem lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.
  • 5 lợi ích khi uống nước bạc hà vào buổi sáng
    Nước bạc hà được làm bằng lá bạc hà tươi và ngâm trong thời gian dài, thường là vài giờ hoặc qua đêm. Đây là một loại đồ uống vào buổi sáng sẽ đem lại sự sảng khoái và nhiều lợi ích cho cơ thể.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO