Trong năm 2023, tình trạng săn trộm tê giác đã đạt đến mức báo động khi có tới 499 con bị giết hại, tăng 11% so với năm 2022. Trước tình hình này, các nhà bảo tồn đang nỗ lực tìm kiếm biện pháp ngăn chặn trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào cho thấy sừng tê giác có công dụng làm thuốc, nhưng chúng đã trở thành mục tiêu của những kẻ săn trộm do nhu cầu sử dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là ở châu Á.
Các báo cáo cho biết những chiếc sừng này tính theo trọng lượng còn có giá trị cao hơn cocaine hoặc vàng. Giá trị cao một cách "điên rồ" như vậy đã thúc đẩy những kẻ săn trộm tăng cường săn lùng loài vật này.
Trước đây, để bảo vệ tê giác khỏi bị săn trộm, chúng được cưa bỏ sừng, nhưng việc này bị nhiều người lên án vì cưa sừng phải dùng máy cưa và gây hại cho tê giác.
Phương pháp mới hiện nay là cấy hai con chíp nhỏ vào sừng tê giác, phóng xạ đủ mạnh để kích hoạt máy dò nhưng không gây hại cho sức khỏe của những con vật này. Các nhà khoa học hy vọng sừng tê giác bị nhiễm phóng xạ sẽ giúp ngăn chặn việc săn trộm mà không làm ảnh hưởng đến chúng.
Tất nhiên, những kẻ săn trộm không thể biết con tê giác nào có sừng bị nhiễm phóng xạ, vì thế các nhà khoa học hy vọng sẽ ngăn chặn những kẻ săn trộm tìm cách giết cả những con tê giác khác.
Ngoài ra, tê giác không phải loài động vật duy nhất có nguy cơ tuyệt chủng do săn trộm. Cá voi cũng bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là do thịt cá voi ngày càng được ưa chuộng ở Nhật Bản. Các nhà khoa học rất trông đợi ở những cách bảo vệ mới để ngăn chặn tình trạng săn bắt quá mức các loài vật có nguy cơ cao.