Lông mi là lớp lông dài, mảnh mọc theo rìa mắt. Từ tuần thai thứ 22 – 26, lông mi bắt đầu mọc ở thai nhi. Thông thường, màu lông mi sẽ trùng với màu tóc. Khi chào đời, mỗi trẻ sẽ sở hữu khoảng 90 – 150 sợi mi ở hàng trên, hàng mi dưới có từ 70 – 80 sợi.
Ngoài tác dụng thẩm mỹ tô điểm cho gương mặt, lông mi còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt trẻ sơ sinh. Nó có chức năng bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bặm, mồ hôi những vật nguy hiểm gây tổn thương bay vào mắt đồng thời hạn chế ánh sáng tác động trực tiếp vào mắt trẻ sơ sinh.
Nên hay không việc cắt lông mi cho trẻ sơ sinh
Theo các bác sĩ thì đây là việc không nên. Bởi lông mi của trẻ dài hay ngắn, cong hay thẳng, đen hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và yếu tố quan trọng nhất là do di truyền. Việc cắt lông mi để lông mi dài hơn chỉ là các bà, các mẹ rỉ tai nhau thực hiện, lâu dần thì hành động này trở thành kinh nghiệm nuôi con.
Theo các chuyên gia cho biết, hiện nay vẫn chưa có một căn cứ hay nghiên cứu cụ thể nào chứng minh việc cắt mi ở tuổi sơ sinh sẽ khiến mi dài hơn. Mi cũng giống như tóc, đều được mọc từ nang. Do vậy, việc cắt mi cho bé sơ sinh hoàn toàn chỉ là tác động bên ngoài, không ảnh hưởng đến nang lông và hiển nhiên. Nó cũng sẽ không khiến lông mi mọc dài hơn bình thường.
Những tác hại của việc cắt lông mi cho trẻ sơ sinh:
- Một đợt phát triển lông mi là 2 tháng. Thời gian nghỉ từ 3-9 tháng. Một chiếc lông mi chỉ có tuổi thọ khoảng 90 ngày và sau đó sẽ tự rụng, thay thế bằng 1 chiếc lông mi mới. Việc cắt lông mi của trẻ khiến con trong 1 khoảng thời gian rất dài không có hàng mi bảo vệ đôi mắt.
- Khi cắt lông mi cho con, mẹ sẽ phải cầm kéo rất gần mắt trẻ. Nếu bé cố quấy khóc và mẹ cố gắng cắt, tỉa mi, kéo sẽ vô tình chọc vào mắt của bé. Nếu kéo không được vệ sinh có thể khiến bé bị đau mắt, viêm nang lông... gây viêm bờ mi và thậm chí là chảy máu.
- Phần đầu lông mi tương đối mềm nhưng phần gốc lại cứng. Việc cắt lông mi có thể khiến trẻ dễ bị kích ứng mắt, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh mắt, có thể dẫn đến các bệnh trẻ em về mắt khác nhau. Mặt khác, những sợi lông mi mới dài ra sẽ kích thích mắt của em bé, khiến trẻ khó chịu, sợ ánh sáng, chảy nước mắt…
- Khi lông mi mọc ra sẽ gây dặm dặm và hơi ngứa mắt. Trẻ nhỏ thường không biết và có thể nghe chưa hiểu việc mẹ nói "con không nên dụi mắt lúc này", khi ngứa trẻ sẽ chỉ hành động theo bản năng là đưa tay lên dụi mắt. Việc làm bày rất không tốt vì có thể gây biến chứng viêm kết giác mạc.
Mẹ bầu nên ăn gì để con có đôi mắt "thiên thần"?
Đối với các bà mẹ muốn con mình có một hàng mi dài và cong vút. Thay vì đưa con và hoàn cảnh nguy hiểm với mẹo cắt lông mi cho trẻ sơ sinh. Tại sao bạn lại bỏ qua những cách giúp mi dài từ sâu bên trong nang lông của bé. Đó là việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh trong quá trình mang bầu.
- Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B và vitamin C: bởi những thực phẩm này có quan hệ mật thiết với tới sự phát triển tóc và lông mi của em bé. Đặc biệt, vitamin nhóm B có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng đối với sự phát triển của lông mi. Những thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm thịt heo, cá mòi, cá thu…
- Thực phẩm giàu sắt: Thường có trong trứng, tôm, thịt bò, tiết heo… Ở thực vật, thực phẩm giàu sắt phải kể đến đậu nành, đậu đen, cải bó xôi, đậu phộng, cà rốt, khoai tây… Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe cho bà bầu mà còn giúp cho tóc và lông mi của trẻ mọc nhiều hơn.
- Thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ thực vật: Nếu ăn ngô nhiều em bé khi chào đời có hàng lông mi cong, dày rất đẹp. Ngoài ra còn phải kể đến các sản phẩm từ đậu nành, mè đen cũng rất giàu đạm. Đặc biệt, đạm từ thực vật có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả có chứa kiềm: Việc ăn các loại trái cây giàu chất kiềm sẽ cải thiện được tình trạng mọc lông mi và tóc của thai nhi. Các loại rau củ, trái cây có chứa chất kiềm bao gồm các loại đậu, rau mồng tơi, rau diếp cá, củ cải, khoai tây, củ sen, hành tây, bí đỏ, chuối, táo, lê, dâu tây…
- Thực phẩm giàu vitamin E: Trong tự nhiên, vitamin E thường được tìm thấy trong xà lách, bắp cải, đặc biệt là mè đen.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, tóc và lông mi trên cơ thể em bé bắt đầu hình thành, đến tháng thứ 7 của thai kỳ sẽ phát triển nhiều nhất. Vì vậy, nếu muốn lông mi của con mình đen và dài, mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung các chất dinh dưỡng ở trên trước tam cá nguyệt thứ 2.
Theo Phụ nữ Việt Nam