Nguồn gốc của 12 con giáp
12 con giáp hay còn được biết đến là sinh tiếu (生肖), là một hệ thống phân loại dựa trên lịch âm, gán cho mỗi năm trong chu kỳ 12 năm một con vật và các đặc tính đã biết về nó. Chu kỳ này, lặp lại sau mỗi 12 năm, xấp xỉ với chu kỳ quỹ đạo Sao Mộc là khoảng 11,85 năm.
Trên thực tế, 12 con giáp Việt Nam vốn được học hỏi, tiếp thu từ Trung Quốc nhưng do yếu tố môi trường tự nhiên không phù hợp nên người Việt đã cải biên chứ không tiếp thu y nguyên mô hình 12 con giáp Trung Quốc, cụ thể là thay con giáp Thỏ bằng con giáp Mèo.
Tại sao lại nơi Mèo nơi Thỏ?
Con thỏ trong chữ Hán hiện đại là “兔” (đọc là “tù” theo hệ thống Pintin, âm Hán Việt là “thỏ”). Còn con mèo viết là “ 猫”, âm pinyin là “māo” và âm Hán Việt là “miêu”.
Tuy nhiên, chữ tượng hình của can chi thứ 4 (con thỏ) là “卯”, và cách đọc pinyin của chữ này là “mǎo”, tương đồng với “māo” trong cách đọc của con mèo (miêu).
Đây là điểm được giới học giả cho rằng, trong quá trình giao thoa văn hóa suốt dòng thời gian, người Việt đã nhầm lần trong âm đọc gốc của “thỏ” và “mèo”, dẫn đến nhầm lẫn giữa “卯” (thỏ) và “猫” (mèo), hai chữ tượng hình có cách đọc tương đồng.
Đã có rất nhiều tranh luận giữa các nhà văn hoá về việc này nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho việc tại sao nơi lại là Thỏ nơi lại là Mèo.
Dù có tên gọi khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Trung Quốc nhưng những con giáp ở cả 2 nền văn hoá của 2 nước đều có các tính chất, ý nghĩa và truyền thống tương tự. Mỗi con giáp đều đại diện cho một năm trong chu kỳ 12 năm và được coi là có ảnh hưởng đến tính cách, may mắn và số phận của con người.