Sự khác biệt giữa hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử

29/10/2024 06:52

Hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử có tác dụng duy trì độ bám đường cho các bánh xe, đảm bảo an toàn cho tài xế và người trên xe.

Hai hệ thống này cũng có những điểm khác nhau.

Hệ thống kiểm soát lực kéo 

Đây là hệ thống kiểm soát độ bám đường của xe khi có sự thay đổi lực kéo trong quá trình tăng tốc, qua đó giúp xe hạn chế tối đa hiện tượng trượt bánh và hỗ trợ vận hành ổn định, an toàn khi lưu thông trên đường, nhất là những đoạn đường trơn trượt, đường sỏi đá.

Hệ thống cân bằng điện tử

Hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử có tác dụng duy trì độ bám đường cho các bánh xe. (Ảnh minh họa)
Hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử có tác dụng duy trì độ bám đường cho các bánh xe. (Ảnh minh họa)

Hệ thống cân bằng điện tử duy trì khả năng kiểm soát xe, giảm thiểu tình trạng trượt bánh trên đường trơn, đường sỏi đá, hỗ trợ người lái di chuyển theo đúng hướng mong muốn.

Điểm giống nhau

Cả hai hệ thống đều là những trang bị đảm bảo an toàn cho người và xe khi đều nhận lệnh cảm biến bánh xe, hỗ trợ người điều khiển phương tiện không bị mất lái, trượt bánh trong quá trình lưu thông, đặc biệt là với những đoạn đường trơn trượt.

Hai hệ thống hỗ trợ này đều có điểm chung là sẽ không hoạt động được nếu không có hệ thống phanh an toàn ABS. Theo đó, van thủy lực của hệ thống chống bó phanh sẽ cho phép thay đổi tốc độ của từng bánh, giúp hai hệ thống điều chỉnh hướng đi của xe theo điều khiển của tài xế.

Điểm khác nhau

Trong khi hệ thống cân bằng điện tử được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm bớt tình trạng mất kiểm soát khi vượt và cua gấp tì hệ thống kiểm soát lực kéo TCS lại kiểm soát độ bám đường được sử dụng để giúp lốp xe bám đường hơn khi tăng tốc.

Tiêu chí so sánhHệ thống kiểm soát lực kéo TCSHệ thống cân bằng điện tử ESC
Chức năngKiểm soát độ bám đường của các bánh khi tăng tốc, ngăn chặn và giảm thiểu  hiện tượng trượt bánh trong quá trình di chuyểnHỗ trợ kiểm soát các tình huống rủi ro khi không kịp phản ứng, nhất là khi lái những chiếc xe gầm cao.
Bảo đảm sự cân bằng, ổn định của xe, giảm thiểu tối đa các hiện tượng văng đầu, văng đuôi hoặc lật xe
Tác động đến bánh xeĐiều chỉnh lực kéo tới từng bánh xe khi phát hiện ra những trường hợp có khả năng trượt bánh.Can thiệp vào phanh vào từng bánh xe ô tô, thậm chí can thiệp vào động cơ nếu như cần thiết.
Bộ phận được sử dụng để thực hiện chức năngHệ thống ABS cung cấp lực phanh/can thiệp trực tiếp vào động cơ thông.Cảm biến vị trí bàn đạp phanh và tốc độ mỗi bánh xe
Van thủy lực cho phép tăng/giảm áp lực phanh xe độc lập của từng bánh. 
Nguồn cung cấp thông tin để 2 hệ thống phát hiện và xử lýCảm biến tốc độ, vòng xoay bánh xe
Cảm biến trọng lực, gia tốc
Cảm biến bướm ga, chân ga
Cảm biến vị trí vô lăng, bàn đạp ga
Cảm biến gia tốc xoay
Bộ vi xử lýHệ thống máy tính - ECUHệ thống máy tính - ECU
Trường hợp tắt 2 hệ thốngDi chuyển trong địa hình bùn, cát hoặc tuyếtDi chuyển trên cung đường bằng phẳng, cụ thể là đường đua
HÀ NAM(Tổng hợp)
Theo vtcnews.vn
https://vtcnews.vn/su-khac-biet-giua-he-thong-kiem-soat-luc-keo-va-can-bang-dien-tu-ar904206.html
Copy Link
https://vtcnews.vn/su-khac-biet-giua-he-thong-kiem-soat-luc-keo-va-can-bang-dien-tu-ar904206.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Sự khác biệt giữa hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO