Stress có liên quan đến khả năng xuất hiện cơn đau tim

13/02/2021 09:11

Các nhà khoa học tại Đại học Linkoping, Thụy Điển đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng hormone cortisol gây stress và cơn đau tim xuất hiện sau đó.

Stress có liên quan đến khả năng xuất hiện cơn đau tim - 1

Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu tóc có độ dài từ 1 đến 3 cm (tương ứng với độ dài tóc mọc thêm sau 1-3 tháng) để xác định về mức độ cortisol ở 174 người được đưa vào một bệnh viện tim mạch ở đông nam Thụy Điển do bị nhồi máu cơ tim. Để làm xét nghiệm đối chứng, các chuyên gia đã sử dụng mẫu tóc của hơn ba nghìn tình nguyện viên.

Kết quả cho thấy, những người bị đau tim có mức cortisol cao hơn so với thống kê trong tháng trước khi nhập viện.

Nhận định này vẫn chính xác ngay cả khi xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ khác gây rối loạn tim mạch, bao gồm huyết áp cao, mỡ máu cao, hút thuốc lá, tiểu đường và xu hướng di truyền. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện thấy nồng độ cortisol chính là yếu tố quan trọng dự báo cơn đau tim, có ý nghĩa hơn so với các yếu tố nguy cơ thông thường.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu không thể giải thích đầy đủ nguyên nhân khiến mức cortisol tăng cao ở những đối tượng tham gia thử nghiệm. Stress có thể là kết quả của cả tác động bên ngoài lẫn bên trong, chẳng hạn như các bệnh lý khác. Hơn nữa, stress sinh học không phải lúc nào cũng tương ứng với trạng thái tâm lý của con người.

Khi cơ thể con người đáp ứng một stress, vùng dưới đồi sẽ tiết ra một loại hormon gây giải phóng hormon hướng thận. Hormon này kích thích vùng trước tuyến yên tiết ra ACTH (hormon hướng thượng thận). Sau đó, ACTH lại kích thích vỏ thượng thận loại cortisol chuyển hóa đường. Như vậy nếu nồng độ cortisol trong máu sẽ tăng lên do cơ chế điều hòa ngược để kích thích tuyến yên giảm sản xuất ACTH, đây là thông số có giá trị cho việc theo dõi chức năng của vỏ thượng thận.

Cortisol có chức năng: Kích thích để hình thành glucose; Kích thích thoái giáng các chất dự trữ năng lượng của cơ thể; Giúp cơ thể sử dụng đường và chất béo để tạo thành năng lượng.

Cơ thể sử dụng cortisol để phản ứng lại stress và các trường hợp nguy hiểm mà cơ thể nhận thức được thông qua việc khởi động các đáp ứng giao cảm đối với tác nhân gây stress; Giảm chức năng gây viêm và chức năng miễn dịch; Kích thích bài tiết acid dịch vị.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Stress có liên quan đến khả năng xuất hiện cơn đau tim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO