Phổi của cơ thể con người "che gió, che mưa" cho các cơ quan nội tạng khác. Phổi còn là bộ phận kết nối trực tiếp với mũi và miệng, nên rất dễ bị nhiễm bệnh bởi các tác nhân gây bệnh. Vậy làm thế nào để biết phổi có khỏe mạnh hay không? Nói cách khác, đâu là những dấu hiệu mắc bệnh phổi mà bạn cần lưu ý?
"1 đen, 2 lồi, 3 nhỏ" có thể là dấu hiệu mắc bệnh phổi
1 đen: Đột nhiên nước da ngăm đen
Nếu đột nhiên làn nước da chuyển sang màu đen, ngoài việc đề phòng các vấn đề về gan, bạn cũng phải chú ý đến các vấn đề về phổi. Khi chức năng phổi suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí và máu, không thể nuôi dưỡng làn da, từ đó sẽ khiến da bị sạm và xỉn màu.
2 lồi
1. Nổi hạch ở cổ
Những người hút thuốc trong một thời gian dài phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe hệ bạch huyết. Đặc biệt là các hạch quanh cổ và xương đòn. Nếu có hiện tượng sưng, phồng, ấn vào thấy cứng và không đau thì cần cảnh giác, kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra xem có bệnh ở phổi hay không.
2. Đầu ngón tay bị sưng
Đây là hiện tượng ngón tay dùi trống thường xuất hiện trong các bệnh tim mạch, phổi. Khi đó, móng tay, móng chân phát triển lớn hơn bình thường, đầu ngón tay cứng, sưng tấy. Khi phổi bị tổn thương, hiện tượng giảm oxy huyết xảy ra và ngón tay không được cung cấp đủ oxy. Do đó, đầu ngón tay có hiện tượng như trên. Theo khảo sát, khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi có ngón tay dùi trống.
3 đau
1. Đau tức ngực
Tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim mạch hoặc phổi. Một nửa số bệnh nhân ung thư phổi có thể xuất hiện những cơn tức ngực bất thường hoặc dữ dội. Đó là do ung thư phổi đã xâm chiếm sang khoang trung tâm trong lồng ngực. Ngoài ra, tế bào ung thư phổi có thể ảnh hưởng tới các mạch máu và dây thần kinh ngoại biên gây ra tức ngực.
2. Đau vai
Những người hút thuốc nhiều năm cần cẩn trọng với bệnh phổi nếu có những cơn đau không rõ lý do ở vai. Hiện tượng này là triệu chứng của ung thư phổi. Khối u ở phổi có thể gây áp lực lên dây thần kinh hoặc di căn tới xương gần vai. Bệnh nhân có thể đau kéo dài dù không vận động nặng, cơn đau lan tỏa từ vai ra cánh tay, bàn tay.
3. Đau tay
Khi ung thư phổi phát triển tới một giai đoạn nhất định, các tế bào ung thư có thể xâm nhập vào thần kinh cánh tay, gây ra những cơn đau. Bởi vậy, khi tay tê nhức dù không có tác động gì, bạn cần thận trọng với những bất thường ở phổi.
3 việc nhỏ sau đây rất dễ khiến phổi bị bệnh, nên làm càng ít càng tốt
1. Hút thuốc
Hậu quả của việc hút thuốc là làm tổn thương phổi. Dù là hút thuốc lá chủ động hay hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) thì đều gây hại cho sức khỏe của phổi. Sau khi điếu thuốc được đốt cháy, hơn một trăm loại chất độc hại có thể làm tổn thương phổi nghiêm trọng và thậm chí gây ung thư phổi. Vì vậy, muốn chăm sóc phổi tốt thì phải tránh xa khói thuốc lá, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
2. Hít khói dầu
Ngoài chất độc từ thuốc lá, khói nấu nướng trong nhà bếp cũng gây hại cho phổi. Benzopyrene là một chất gây ung thư mạnh được giải phóng từ khói dầu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với khói dầu ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 2 đến 3 lần. Khi nấu nướng, cố gắng tránh chiên ở nhiệt độ cao, chọn máy hút mùi tốt và hạn chế khói dầu.
3. Tức giận
Tâm trạng tốt sẽ giúp khí phổi hoạt động, và những cảm xúc buồn bã có thể làm tổn thương khí phổi, gây hại cho phổi. Vì vậy, trong cuộc sống, việc giảm bớt nỗi buồn và duy trì tâm trạng vui vẻ là điều đặc biệt quan trọng.
Nuôi dưỡng phổi, hình thành thói quen hít thở sâu vào buổi sáng
Nuôi dưỡng phổi bằng khí, hít thở sâu, giúp thở ra khí độc hại trong cơ thể và hấp thụ khí mới, giúp thúc đẩy quá trình lọc của phổi. Vào buổi sáng, hãy tìm một nơi có cây cối tươi tốt và không khí trong lành, hít thở thật sâu. Trong số đó, thở bụng là lựa chọn tốt nhất, khi hít vào thì bụng dưới hơi mở ra ngoài, khi thở ra thì bụng dưới sẽ hóp vào trong.
Ngoài ra, nó còn có thể phối hợp với các bài tập mở rộng lồng ngực để đả thông kinh mạch phổi, làm giãn các mô cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu trong phổi, thải các tạp chất trong phế nang ra ngoài thuận lợi.
Nguồn: Sina, Aboluowang