Cô gái chuyển dạ vẫn không biết mình mang thai

Ngọc Hân| 05/01/2021 06:00

Việt BáoĐau bụng sinh nhưng cô gái sinh năm 2000 ngỡ mình bị rối loạn tiêu hóa nên không đến bệnh viện.

Thai phụ này tên Đ.T.Q, 21 tuổi, ở Sơn Dương, Tuyên Quang mang thai lần 1 và chưa từng đi khám thai lần nào kể từ khi mang thai.

Chiều 3/1, Q. đau bụng chuyển dạ nhưng nghĩ mình bị rối loạn tiêu hóa nên không đến bệnh viện. Đến sáng ngày 4/1, Q. thấy cơn đau bụng dữ dội hơn mới được người nhà đưa đến phòng khám đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương (Bệnh viện đa khoa Hùng Vương) khám.

Các bác sĩ đỡ đẻ ngay phòng khám cho cô gái. Ảnh: BVCC.

Tại đây, các bác sĩ xác định Q. có dấu hiệu chuyển dạ, cổ tử cung đã mở gần hết nên ê-kíp trực buộc phải tiến hành đỡ đẻ ngay tại phòng khám.

Khoảng 10 phút sau, thai phụ sinh thường một bé trai nặng 2,2kg. Em bé được sinh ra trong tình trạng sức khỏe ổn định, da hồng hào, khóc to...

Sau khi mẹ và em bé ổn định, các bác sĩ chuyển hai mẹ con họ đến Bệnh Viện Hùng Vương để tiếp tục theo dõi.

Bé trai chào đời khỏe mạnh. Ảnh: BVCC.

Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra thai định kỳ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Dưới đây là những mốc khám thai quan trọng các mẹ cần lưu ý sau:

1. Thử que 2 vạch (chậm kinh 7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm kiểm tra xem thai vào buồng tử cung hay chưa, loại bỏ chửa ngoài tử cung.

2. Tuần > 6: Siêu âm thai. Thời gian này sau 2 tuần là kiểm tra tim thai 1 lần.

3. Tuần 12: Siêu âm 5D đo độ mờ da gáy (biết được các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật.

4. Tuấn 16 : Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai và làm Tripletest.

5. Tuần 18 : Kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không.

6. Tuần 22: Siêu âm 5d, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh (mốc này rất quan trọng). Tiêm uốn ván mũi 1 từ 22-26 tuần, mũi 2 cách mũi một 1 tháng.

7. Tuần 26: Siêu âm đánh giá trọng lượng thai và ối.

8. Tuần 28: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần) Tiêm uốn ván mũi 2.

9. Tuần 32: Xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lầ.

10. Từ tuần 36 -38: Đi siêu âm 1 tuần 1 lần.

11. Từ tuần 38-40: Siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối.
  • 5 thức uống cơ bản giúp điều hòa nội tiết tố nữ
    Nội tiết tố nữ đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng, sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Sau đây là một số thức uống giúp điều hòa nội tiết tố nữ.
  • 5 loại trái cây cần tránh khi giảm cân
    Khi quan tâm đến việc giảm cân, chúng ta có xu hướng nghĩ đến trái cây như một loại thực phẩm ít calo và tốt cho sức khỏe, ăn nó vào bữa ăn nhẹ và thậm chí thay vì bữa tối. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi loại trái cây.
  • Nhịn ăn sáng để giảm cân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường
    Bỏ bữa sáng có thể là yếu tố nguy cơ làm suy giảm chuyển hóa glucose, dẫn đến tiền tiểu đường. Do đó những người đang nhịn ăn sáng để giảm cân cần cân nhắc, tránh nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Axit uric cao có nên ăn măng, cải thảo, bí ngô không?
    Người có axit uric cao không nên ăn quá nhiều măng bởi có thể làm bệnh tiến triển nhanh, tăng nguy cơ mắc gout.
  • 4 lợi ích của chuối đỏ trong việc giảm mỡ nội tạng
    Chuối đỏ có sucrose và fructose, vì vậy, khi chín có vị ngọt như những quả chuối vàng thường thấy. Các chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, rất có lợi cho chúng ta. Nếu thường xuyên bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp ta giảm mỡ nội tạng.
  • 4 ảnh hưởng của nội tiết tố gây ra mỡ bụng
    Nếu bạn đã thử mọi cách, nhưng vẫn không thể giảm mỡ bụng, có thể do ảnh hưởng bởi nội tiết tố.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cô gái chuyển dạ vẫn không biết mình mang thai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO