Karaoke kẹo kéo gây tiếng ồn khó chịu cho người dân đô thị |
Theo Sở TN-MT, hiện nay, tình trạng vi phạm về tiếng ồn trong khu dân cư liên tục bị người dân phản ánh (qua đường dây nóng) và thông qua báo chí.
Sở TN-MT cho biết, để xử phạt vi phạm tiếng ồn, bắt buộc phải có kết quả đo đạc môi trường. Việc đo đạc tiếng ồn phải được thực hiện bởi đơn vị có chức năng (được Bộ TN-MT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường), thực chất là phải thuê đơn vị tư vấn đo đạc.
Ngoài ra, theo Sở TN-MT, có một số hạn chế của các Nghị định về xử phạt hành vi vi phạm tiếng ồn.
Cụ thể, theo Nghị định 155, việc đo đạc tiếng ồn do đơn vị có chức năng được Bộ TN-MT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không đề cập đến đo đạc khác, đồng thời không giao quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã được xử phạt hành vi này.
Trong khi đó, Nghị định 167 quy định mức phạt tiền thấp từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và giới hạn việc xử lý từ 22h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Từ đó, Sở TN-MT kiến nghị Bộ TN-MT trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 155 theo hướng bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã có đối với các hành vi vi phạm về tiếng ồn, nhằm đảm bảo tính kịp thời trong việc xử lý vi phạm.
Giao thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Công an và Chủ tịch UBND các cấp đối với nguồn gây ồn từ sinh hoạt của người dân.
Kiến nghị Bộ Công an trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 167 theo hướng tăng mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng, vì mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng chưa đủ sức răn đe vi phạm; không giới hạn thời gian để xử lý vi phạm, nhằm xử lý triệt để hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn.
Kiến nghị UBND TP xem xét, chỉ đạo, bổ sung nội dung giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn đô thị là một trong các vấn đề trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Chương trình giảm thiểu ô nhiễm các giai đoạn tiếp theo.
Trước mắt, Sở TN-MT kiến nghị UBND TP giao Sở Khoa học - Công nghệ công bố, giới thiệu các phần mềm điện thoại di động (app) hoặc các phương tiện cầm tay đang lưu hành hợp chuẩn để trang bị cho các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Nguồn gây ồn các loại hình dịch vụ như: vũ trường, quán bar, beer club, tụ điểm ca nhạc, các quán ăn nhậu sân vườn có đặt loa để cho khách hát Karaoke-nhạc sống hoặc có DJ chỉnh nhạc; các quán nhậu vỉa hè để cho một số cá nhân sử dụng xe gắn máy đặt loa hát karaoke bán kẹo kéo - cóc ổi mía ghim tại quán (loa kẹo kéo di động). Các loại hình buôn bán có sử dụng loa phát thanh quảng cáo (như siêu thị, chợ, tiệm photocopy, các điểm quảng cáo…), địa điểm sinh hoạt công cộng (như công viên, nhà thờ, chùa…).
Nguồn thứ 3 là từ sinh hoạt của người dân: như việc hát karaoke tại nhà riêng nơi cư trú; người lao động các Khu công nghiệp-Khu chế xuất ăn nhậu và hát Karaoke tại khu nhà trọ, gây ảnh hưởng tiếng ồn cho cụm dân cư…