Sinh viên đại học tự tử: Vì sao bố mẹ nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần của con?

MINH AN (t/h)| 20/02/2023 16:15

Trước tình trạng thanh, thiếu niên mắc chứng tự kỷ, trầm cảm, tự tử,… có xu hướng gia tăng, việc bố mẹ quan tâm đến chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con là điều không thể xem nhẹ.

Cảnh báo tình trạng học sinh, sinh viên tự tử

Mùa thu này, có bốn sinh viên của Đại học Tiểu bang North Carolina đã tự tử. Các trường đại học khác, chẳng hạn như Dartmouth, Vanderbilt, và Đại học Bắc Carolina, cho biết tình trạng sinh viên tự tử đang gia tăng.

Tình trạng tìm cách tự vẫn của những người trẻ tuổi không chỉ đáng lo ngại — mà còn rất đáng sợ. Đặc biệt là có một sự gia tăng mạnh về ý định tự tử đối với sinh viên đại học. Trên thực tế, tự sát là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các sinh viên đại học.

Vụ việc học sinh lớp 6 ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) tự tử vì hận bạn bè; nam học sinh lớp 10 ở quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) tìm đến cái chết vì áp lực học tập; nữ sinh ở Hà Nội bị trầm cảm nặng vì “nghiện” mạng xã hội phải vào Bệnh viện Tâm thần trung ương I điều trị,…cũngt ừng gây chấn động dư luận trong thời gian gần đây, là những vụ việc điển hình liên quan đến sức khỏe tinh thần ở giới trẻ.

suc-khoe-tinh-than1.jpeg
Ảnh minh họa

Trên thực tế, các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em, thanh, thiếu niên diễn biến vô cùng phức tạp, có xu hướng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trong gia đình, bố, mẹ ít quan tâm, chia sẻ với con, ép buộc, áp đặt con phải thực hiện những điều con không thích hoặc đặt quá nhiều kỳ vọng vào con đã đẩy con trẻ đến những suy nghĩ tiêu cực, bế tắc, thậm chí có hành động dại dột. Ở trường học, áp lực trong học tập, trở ngại, mâu thuẫn trong các mối quan hệ… cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của giới trẻ.

“Những người gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần có nguy cơ bị bệnh tâm thần cao hơn, dễ tự tử hơn nhóm đối tượng khác”, ông Friday Nwaigwe, đại diện UNICEF tại Việt Nam cho hay.

Bố mẹ cần làm gì?

Là cha mẹ, chúng ta hãy giúp con mình xây dựng tính bền bỉ, không phải bằng sự cứng rắn, mà bằng sự dịu dàng, nhạy cảm, đồng cảm, và sự hiện hữu hữu hình cũng như hiện hữu trong tâm tưởng của chúng ta.

Chúng ta cần chuẩn bị cho các em bước vào một giai đoạn tuổi vị thành niên đầy căng thẳng bằng cách hiện hữu cạnh các em nhiều nhất có thể trong những năm đầu đời để có thể đặt nền tảng cho sự an toàn về cảm xúc mà các em sẽ cần để chống chọi với những căng thẳng, nghịch cảnh, sự cạnh tranh, và áp lực mà các em sẽ gặp phải khi trở thành những người trưởng thành trẻ tuổi bước vào đại học.

Khi trẻ em dưới 3 tuổi, và thậm chí trong suốt thời thơ ấu của các em, chúng ta có thể giúp điều tiết sự lo âu, cơn buồn rầu, tức giận, sợ hãi, và sự phấn khích của trẻ em bằng cách giúp các em giải quyết các cảm giác đó mà không phán xét, chỉ trích, xua đuổi, hoặc chối bỏ.

Chúng ta cũng nên giúp các em trở nên kiên cường bằng cách mang đến cho các em một cảm giác an toàn và chính kiến về những gì thực sự quan trọng. Chúng ta có thể làm gương cho các em rằng chúng ta không hoàn hảo và cũng đang gặp khó khăn, nhưng hãy nhấn mạnh rằng chúng ta luôn chú tâm vào những điều quan trọng — gia đình và các mối quan hệ — chứ không phải là tiền bạc, địa vị, và thành tích cao.

Thời điểm tốt nhất để chuẩn bị cho các thanh thiếu niên của chúng ta bước vào giai đoạn trưởng thành là ngay khi các em còn nhỏ và sống cùng cha mẹ.

Điều này không có nghĩa là khi các con vào đại học, thì chúng ta không thể chia sẻ với các con nhiều sự đồng cảm, nhạy cảm, và giúp con giải quyết vấn đề về cảm xúc nữa, mà khi đó, chúng ta sẽ bị hạn chế hơn, vì các con thường ở xa cha mẹ.

Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho giới trẻ cần sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; cần triển khai đồng bộ giữa giải pháp phòng ngừa, điều trị và hội nhập, trong đó giải pháp phòng ngừa là quan trọng nhất.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Sinh viên đại học tự tử: Vì sao bố mẹ nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần của con?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO