Mới đây, công ty công nghệ khổng lồ Nvidia của Mỹ đã tung ra hệ thống siêu máy tính Christened Cambridge-1 với tham vọng đẩy nhanh quá trình ngăn ngừa và chẩn đoán bệnh. Đồng thời, hệ thống này cũng tối ưu hóa hiệu quả điều trị dựa các tiêu chí nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn so với những phương pháp chữa trị hiện này.
Theo thông tin được Nvidia công bố, Cambridge-1 có trị giá lên đến 100 triệu USD. Máy sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với kho dữ liệu không lồ và khoa học máy tính để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Xu hướng áp dụng AI cho chăm sóc sức khỏe đã bùng nổ ở Anh những năm gần đây. Một loạt công ty khởi nghiệp và các công ty dược phẩm lớn đã sử dụng chúng để khai thác kho dữ liệu khổng lồ có sẵn nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các loại thuốc tiềm năng, xác định lý do mắc bệnh, đồng thời cải thiện và cá nhân hóa việc chăm sóc bệnh nhân.
Trong các dự án đầu tiên, Cambridge-1 sẽ làm việc với quỹ tín thác quỹ AstraZeneca, GSK, Guy’s và St Thomas ’NHS, King’s College London và Oxford Nanopore. Mục đích của sự kết hợp này nhằm nghiên cứu sâu hơn các bệnh liên quan đến mất trí nhớ, tìm ra các loại thuốc mới và cải thiện độ chính xác trong việc tìm kiếm các biến thể gây bệnh trong bộ gen người.
Tiến sĩ Kim Branson của GSK tiết lộ một trong số những ứng dụng quan trọng nhất mà siêu máy tính có thể làm được là khả năng chăm sóc bệnh nhân. Chẳng hạn trong lĩnh vực miễn dịch ung thư, các loại thuốc hiện nay sẽ khai thác hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân để chống lại bệnh ung thư. Nhưng như thế là chưa đủ. Đôi khi, những nguy cơ tiềm ẩn luôn giấu mình trong máu hay các khối u. Dưới những khó khăn đó, Cambridge-1 có thể sẽ là chìa khóa để giúp kết hợp tất các dữ liệu. Nó sẽ là một phương pháp mới giúp xác định quá trình điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Ngoài ra, việc phát triển các loại thuốc truyền thống rất tốn kém, kéo dài và có khả năng thành công thấp. Ý tưởng sử dụng AI có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cơ sở chắc chắn hơn để khám phá ra một hợp chất tiềm năng để chống lại căn bệnh. Đồng thời, nó cũng giúp xác định chính xác các tình trạng y tế mà nó có thể được áp dụng để điều trị.
Roel Bulthuis, trưởng nhóm chăm sóc sức khỏe tại Inkef Capital, một quỹ đầu tư mạo hiểm của Hà Lan tập trung vào công nghệ và chăm sóc sức khỏe, cho biết công nghệ này vẫn còn đang ở những bước đầu. Những tham vọng được đặt vào nó vẫn còn chưa thấy rõ kết quả. Tuy nhiên, Bulthuis cũng rất hào hứng với tương lai của Cambridge-1. Với nguồn dữ liệu khổng lồ, Vương quốc Anh là nơi tập hợp đủ các yếu tố cho thành công của việc áp dụng hệ thống siêu máy tính này vào y tế.
Theo ông Branson, chưa một nơi nào trên thế giới sở hữu một cơ sở dữ liệu khổng lồ như Anh. Đó cũng là lý do tại sao GSK lựa chọn phát triển AI ở London chứ không phải ở nơi nào khác. Kho dữ liệu khổng lồ UK Biobank là ví dụ. Đây là một cơ sở dữ liệu y sinh chứa thông tin của hơn nửa triệu người Anh. Đồng thời, nó cũng là tài nguyên nghiên cứu y học có quy mô lớn ở quốc gia này.