Sàng lọc ung thư tuyến giáp như thế nào?

Tú Anh| 13/07/2022 17:17

Nhiều người khi phát hiện cổ to bất thường muốn đi sàng lọc ung thư tuyến giáp nhưng họ không biết mình sẽ được làm gì khi đến bệnh viện?

Ung thư tuyến giáp khá phổ biến, nhưng là một trong 5 loại ung thư có tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất nếu được phát hiện và chữa trị sớm.

Sàng lọc ung thư tuyến giáp như thế nào? - 1

Nhiều người dân phát hiện cổ to bất thường, hay sờ thấy u cục ở cổ muốn đi tầm soát ung thư tuyến giáp. Các biện pháp tầm soát ung thư tuyến giáp rất đơn giản, được thực hiện tại bệnh viện gồm:

- Khám sàng lọc lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa

- Xét nghiệm hormon tuyến giáp: Đo nồng độ TSH, FT3 và FT4, xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá chức năng tuyến giáp.

- Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm giúp phát hiện các nhân giáp, xác nhận kích thước bướu tuyến giáp, đánh giá cấu trúc tuyến giáp, cung cấp chi tiết liên quan đến đặc điểm khối u.

- Thực hiện sinh thiết tuyến giáp: Sinh thiết gần như chỉ được thực hiện khi bác sĩ phát hiện u tuyến giáp có nhân sau bước siêu âm.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đi khám đều thực hiện các bước này, mà tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Nhiều người có nhân tuyến giáp nhưng cũng không cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp ngay, chỉ cần theo dõi định kỳ.

Ung thư tuyến giáp thường ít triệu chứng lâm sàng, vì thế, các bác sĩ khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động tầm soát ung thư tuyến giáp để có thể phòng tránh và phát hiện bệnh sớm, đặc biệt với những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao.

Theo đó, những người có nguy cơ cao như: Từng phải chiếu xạ vào đầu hoặc cổ từ khi còn nhỏ, tuổi thanh thiếu niên; Từng chiếu xạ trên cơ thể (chẳng hạn để cấy ghép tủy xương); Tiền sử người thân mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp, hội chứng Cowden, FAP, hoặc MEN II...; ống trong vùng gần lò phản ứng hạt nhân hoặc trong vòng bán kính 300km nơi xảy ra thảm họa hạt nhân... thường được khuyến nghị đi tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ.

Bài liên quan
  • Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
    Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
  • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
    Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
  • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
    Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
  • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
    Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
    Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
  • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
    Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Sàng lọc ung thư tuyến giáp như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO