Rút kinh nghiệm ở tuyến đường "nhồi" cao ốc, quy hoạch bị băm nát

Nguyễn Khánh| 19/06/2022 13:28

Đầy rẫy vi phạm 2 bên đường "nhồi" cao ốc: "Chúng tôi rút kinh nghiệm"; điều chỉnh quy hoạch không "chạy theo" lợi nhuận của nhà đầu tư... là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua.

Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản một số nơi hạ nhiệt, tăng giá chậm lại

Trả lời câu hỏi của Dân trí tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 13/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định, t song có "hạ" hay không thì chưa rõ.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản - cho biết thêm, trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi một số khu vực, đặc biệt là phân khúc đất nền tại một số nơi lên quận, sáp nhập hoặc có hệ thống hạ tầng giao thông chạy qua... tăng giá rất cao. "Thậm chí có chỗ tăng đột biến, giá nhà chung cư tăng 5-7%, nhà ở riêng lẻ có nơi tăng 30%", ông Khởi nói.

Rút kinh nghiệm ở tuyến đường nhồi cao ốc, quy hoạch bị băm nát - 1

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Ảnh: IT).

Theo vị này, giá bất động sản tăng cao có nhiều nguyên nhân, một phần do nguồn cung hạn chế, tín dụng điều chỉnh chưa tốt, thông tin về thị trường chưa kịp thời, chính xác, nên có hiện tượng lợi dụng thông tin có nâng giá thổi giá. Trước thực tế nêu trên, ông Khởi cho biết, Bộ Xây dựng có nhiều văn bản đôn đốc, cùng với đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, thị trường bất động sản đến thời điểm hiện nay so với cùng kỳ 2021 và cuối năm 2021 đã có nhiều nơi đã hạ nhiệt mặc dù giá vẫn còn cao.

Điều chỉnh quy hoạch không "chạy theo" lợi nhuận của nhà đầu tư

Đối với loạt kết luận về quy hoạch tại các địa phương, trong đó có kết luận thanh tra khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính với hàng loạt vi phạm được chỉ rõ, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh sẽ có nhiều nhóm vấn đề được rút ra, cùng với những đề nghị,

Rút kinh nghiệm ở tuyến đường nhồi cao ốc, quy hoạch bị băm nát - 2

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn (Ảnh: N.M).

Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo ông Tuấn, phải đảm bảo đúng quy trình, quy định. Và chỉ thực hiện khi xuất một trong 5 yếu tố như xuất hiện yếu tố sau: Khi có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; hình thành các dự án yếu tố có trọng điểm quốc gia; quy hoạch không thể thực hiện được; sự biến động về thủy chất, địa văn; phục vụ lợi ích quốc gia, cộng đồng.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, điều chỉnh quy hoạch là khái niệm rất bình thường nếu đảm bảo các yếu tố nêu trên. Và khi điều chỉnh thì cần phải làm gì, quy trình ra sao cũng đã được pháp luật quy định rõ ràng. Theo đó, việc điều chỉnh phải thực hiện nghiêm theo quy định tại điều 50, 51 của Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cũng nhắc đến nội dung rất quan trọng khác sau thanh tra, đó là việc đôn đốc thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cây xanh… để phục vụ đông đảo người dân.

Đầy rẫy vi phạm 2 bên đường "nhồi" cao ốc: "Chúng tôi rút kinh nghiệm"

Trao đổi với Dân trí bên hành lang Quốc hội về kết luận nêu trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trúc Anh - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội - cho

Trong khi đó, ngay sau khi kết luận thanh tra được công bố, nhiều chuyên gia đã lên tiếng chỉ ra nhiều bất cập. KTS Trần Huy Ánh nhận xét, nhiều cái sai như "nhồi" cao ốc sau khi di dời cơ quan, không ưu tiên xây dựng công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe... đã được kết luận thanh tra chỉ ra.

Theo ông Ánh, với người dân thì thực trạng "rừng bê tông" này không xa lạ vì nó đã tồn tại hai chục năm nay giữa Thủ đô. "Là một công dân Hà Nội, tôi đã và đang nếm trải cảnh tắc đường, khói bụi mỗi khi có việc đi qua tuyến đường này. Câu hỏi đặt ra là tại sao mật độ sai sót về quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng lại tập trung cao như vậy?", ông Ánh đặt vấn đề.

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, cũng phải "thốt" lên khi một đoạn đường ngắn mà có đến vài chục chung cư cao tầng chót vót mọc lên. Theo ông Liên, việc xây dựng nhiều chung cư khu vực gần nội thành gây áp lực lên hệ thống giao thông, môi trường, giáo dục, an sinh xã hội.

Không những vậy, các chung cư, cao ốc hiện nay đều có xu hướng bám mặt đường để gia tăng giá trị. Điều này đã tạo ra những nút thắt khi phương tiện đổ ra cùng một lúc, tạo thành những điểm nghẽn về giao thông. Hà Nội chỉ giải quyết được nhu cầu về chỗ ở cho người dân khiến các tuyến đường ngày càng hẹp, khu dân cư ngày càng chật chội. Do vậy, những khu nào mới lại chính là nơi ùn tắc nhiều nhất.

Nở rộ tình trạng núp bóng hiến đất làm đường để phân lô bán nền

Thời gian qua, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, việc cá nhân, doanh nghiệp nhỏ thu gom đất ở, đất vườn, đất trồng cây lâu năm… để

Rút kinh nghiệm ở tuyến đường nhồi cao ốc, quy hoạch bị băm nát - 3

Nhiều lô đất trong khu dân cư thị xã Sơn Tây (Hà Nội) được tách thửa nhằm mục đích phân lô bán nền (Ảnh: Hà Phong).

Những khu đất phân lô bán nền núp bóng tách thửa thường được chào bán với giá cao hơn rất nhiều so với đất ở của người dân quanh khu vực, gây nhiễu loạn thị trường. Điều đáng nói là hầu hết khu đất phân lô bán nền sau thời gian được mua đi bán lại nhộn nhịp đều bị bỏ hoang, không xây dựng, không có người ở...

Điển hình như "điểm nóng" TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), từ năm 2018 đến 2021 nở rộ tình trạng lợi dụng việc hiến đất làm đường để phân lô tách thửa, mua bán trái phép đất nông nghiệp, hình thành các dự án bất động sản trái pháp luật.

Phần lớn vị trí người dân xin hiến đất làm đường sau đó đã được tách thành hàng trăm thửa đất mới, rao bán, sang nhượng như một dự án bất động sản hợp pháp. Hàng chục căn nhà đã hình thành trên những dự án bất động sản trái pháp luật này. Cá biệt, nhiều tuyến đường được người dân mở và đổ bê tông, thảm nhựa khi không được cơ quan chức năng cho phép.

"Xả" đất nền, nhà đầu tư đổ xô "lướt sóng" căn hộ vùng ven

Với số tiền khoảng hơn 2 tỷ đồng, sản phẩm căn hộ được anh Thắng hướng tới nằm ở vùng ven trung tâm, có giá hợp lý.

Chia sẻ về lý do chọn căn hộ vùng ven, anh Thắng cho rằng sản phẩm này có nhu cầu thực cao. Bên cạnh đó, giá căn hộ liên tục tăng do nguồn cung khan hiếm.

"Giá bất động sản tăng trong những năm gần đây. Trong đó, giá căn hộ chung cư ở các huyện ven trung tâm như Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức… tăng nhưng ở mức phù hợp với túi tiền của nhiều người, dễ thanh khoản. Những yếu tố này sẽ là cơ hội đầu tư ngắn hạn tốt", anh Thắng nói.

Đồng ý về cơ hội đầu tư căn hộ vùng ven, chị Nguyễn Thúy Hạnh (ở Hà Nội) cho rằng, giá căn hộ chung cư tăng không "nóng" như đất nền, nhưng tăng giá ổn định hơn 2 năm qua. Đáng chú ý, nguồn cung căn hộ phân khúc bình dân thiếu hụt, do đó giá được kỳ vọng tăng.

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/bat-dong-san/rut-kinh-nghiem-o-tuyen-duong-nhoi-cao-oc-quy-hoach-bi-bam-nat-20220619082627832.htm
Copy Link
https://dantri.com.vn/bat-dong-san/rut-kinh-nghiem-o-tuyen-duong-nhoi-cao-oc-quy-hoach-bi-bam-nat-20220619082627832.htm
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Rút kinh nghiệm ở tuyến đường "nhồi" cao ốc, quy hoạch bị băm nát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO