Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về

20/11/2023 19:55

Chắc chắn nhiều bà mẹ cũng thấy cảnh tượng này quá quen thuộc với gia đình mình.

Các bà mẹ đều hiểu rằng trách nhiệm chăm sóc con thuộc về chính bản thân bố mẹ và những người lớn trong gia đình. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những lúc bận rộn phải nhờ con lớn trông con nhỏ ít phút. Và mỗi tình huống luôn khiến mẹ phải bất ngờ bởi phản ứng của các con.

Mới đây một chia sẻ của bà mẹ ở Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của mọi người vì câu chuyện vừa hài hước, vừa đáng yêu nhưng cũng nhiều ý nghĩa sâu xa. Theo người mẹ này, chị có 2 người con, một bé trai lớn 6 tuổi và con thứ 2 mới hơn 1 tuổi. Vào ngày hôm ấy chị muốn đi ra ngoài mua ít đồ nên nhờ con trai trông em một lúc rồi sẽ về ngay.

Khi ra ngoài chị cũng rất yên tâm vì con lớn nhà chị là một đứa trẻ ngoan, hiểu chuyện và bình thường rất yêu quý em. Thế nhưng chị vẫn không khỏi lo lắng, vừa đi vừa xem camera để nắm được tình hình hai con khi ở nhà. Qua camera giám sát, bà mẹ thấy được một cảnh tượng quá đáng yêu nhưng cũng rất đáng thương.

Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về-1

Theo đó vì em trai hơn 1 tuổi thích chơi với phích cắm điện, thậm chí còn luôn tay đập tivi nhưng anh trai 6 tuổi cản lại. Bị anh trai cản không cho nghịch, em trai vẫn nhất quyết nghịch phích cắm và đập tivi. Người anh vì cản em mãi không được nên tức giận đến bật khóc vì bất lực.

Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về-2Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về-3

Anh trai không đánh em, mắng em mà chỉ biết "khiếu nại" với mẹ qua camera giám sát đồng thời yêu cầu mẹ nhanh chóng trở về nhà vì không thể ngăn cản em trai được nữa. Người mẹ nhìn thấy được bất lực của con lớn qua camera giám sát rồi nhìn sự ngây thơ, dễ thương của con út bên cạnh mà không biết nên cười hay nên khóc. Bà chỉ biết nhanh nhanh trở về nhà để giải quyết tình hình.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ, không ít các ông bố bà mẹ đã để lại bình luận:

- Hai anh em này thật đáng yêu, dù sao anh trai cũng rất trách nhiệm trong việc chăm sóc em. Bé biết việc nghịch phích cắm điện sẽ gây nguy hiểm nên nhất quyết không cho em trai chạm vào.

- Nên dành nhiều lời khen ngợi cho cậu anh trai này vì rất biết cách chăm sóc, bảo vệ em. Thậm chí khi em trai đứng trên sofa, anh cũng nhất quyết ngồi bên cạnh để bảo vệ em khỏi ngã, mặc dù lúc đó đã bất lực vì em lắm rồi.

- Quả là một người anh trai có trách nhiệm, có một người anh trai như thế thật là điều may mắn cho em trai và cho chính cha mẹ.

- Giống con gái tôi quá, mỗi khi em trai làm việc gì đó mà chị không thể cản được, con chỉ biết khóc và cầu cứu mẹ chứ nhất quyết không bỏ rơi em hoặc làm em bị thương.

Trên thực tế như đã nói ở trên việc chăm sóc con phần lớn là trách nhiệm của bố mẹ và người lớn. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi việc phải nhờ đến sự quan tâm của con gái, con trai lớn trong nhà, đây cũng là một cách để giúp các con gần nhau hơn, biết yêu thương và gần gũi nhau hơn.

Ngoài ra khi giữa các con này sinh mâu thuẫn, bố mẹ cũng nên công bằng với các bé, giáo dục con nhỏ thay vì chỉ trách mắng con lớn.

Cha mẹ thiên vị sẽ tác động gì đến quá trình lớn lên của bé?

Trong thế giới con trẻ, mặc dù bé vô tư nhưng hiểu hết về mọi thứ và luôn cần ba mẹ đồng hành. Khi bị bố mẹ thiên vị, đứa trẻ sẽ rơi vào trạng thái bị bỏ rơi nên sẽ tạo ra những hành động nhỏ khác nhau để thu hút sự chú ý của cha mẹ, thậm chí là hình thành những thói quen xấu, mặc cảm về tâm lý.

Vậy gia đình nên chú ý những gì trong việc nuôi dạy con cái?

Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về-4

Không phân biệt, đối xử khác nhau

Khi một gia đình có đông con, rất khó để bố mẹ đối xử công bằng giữa các thành viên, sẽ luôn có những bé được thiên vị hơn một chút vì nhỏ hơn hoặc vì là con gái, hoặc con trai.

Trên thực tế, cách đối xử phân biệt này của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, thậm chí là gây phẫn nộ trong suy nghĩ của trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ anh, chị, em của trẻ. Khi có từ 2 con trở lên, điều quan trọng là bố mẹ phải đảm bảo đối xử công bằng, ai cũng như ai, không vì chúng ít tuổi hơn hay là con gái mà bênh vực, ai có lỗi phải nhận lỗi, ai ngoan sẽ được thưởng.

Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về-5

Có mâu thuẫn giữa các con, bố mẹ tốt nhất không nên can thiệp

Thông thường, nếu có nhiều trẻ em trong gia đình, sẽ luôn có những mâu thuẫn xảy ra giữa các con và hầu hết các bậc cha mẹ có thói quen sẽ bảo vệ, bênh vực bạn nhỏ hơn. Đấy không phải là cách hành xử đúng đắn. Tốt nhất, bố mẹ không nên can thiệp, tự phân định mà hãy cho các con thời gian và cơ hội tự giải quyết với nhau.

Trong quá trình giao tiếp và giải quyết xung đột, tình anh em của những đứa trẻ cũng sẽ được “đào sâu”, những đứa trẻ trở nên hiểu nhau hơn.

Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về-6

Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ

Ngay cả khi cặp song sinh có ngoại hình giống nhau, chúng cũng sẽ khác nhau ở một số khía cạnh ví dụ như tính cách, sở thích… Do đó, nếu có nhiều con trong gia đình, cha mẹ không nên so sánh con cái với nhau và cho phép mỗi đứa trẻ có những điểm riêng biệt, tự do phát triển nét khác biệt đó.

Cha mẹ tôn trọng sự phát triển nhân cách của trẻ, điều này có lợi cho trẻ em hơn.

Theo Người đưa tin

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/lam-me/ra-ngoai-mua-do-nho-con-lon-trong-em-canh-tuong-qua-camera-khien-me-voi-va-chay-ve-n-582876.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/lam-me/ra-ngoai-mua-do-nho-con-lon-trong-em-canh-tuong-qua-camera-khien-me-voi-va-chay-ve-n-582876.html
  • Nhật ký người mẹ có con tự kỷ
    Mẹ không tha thứ cho mình Chỉ vì những bất cẩn của mẹ, con đã phải trả giá quá đắt. Nhìn đôi mắt con vô hồn, lơ đãng, thờ ơ, mẹ luôn tự dằn vặt mình. Giá như mẹ quan tâm hơn đến con thì đâu đến nỗi…
  • Cần những chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt
    Trẻ tự kỷ là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội, cần được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của các em. Các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ và gia đình trẻ tự kỷ trên thế giới có thể được xếp thành một “phổ”, trong đó một số quốc gia có mô hình hoàn thiện và phát triển hơn hẳn như Mỹ và Trung Quốc.
  • Hãy cho phép mình vui
    Nếu bản thân không phải là một phụ nữ hạnh phúc, làm sao bạn có được một gia đình hạnh phúc?
  • Đàn ông đi chợ nấu cơm - bình thường thôi
    Đàn ông đi chợ, nấu cơm hay làm việc nhà là chuyện bình thường. Quan niệm như thế nên anh vô tư trước những lời bình phẩm của đám đông.
  • Mẹ ơi, một khóm dong riềng
    Nhìn chùm hoa dong riềng nở đỏ lấp lánh trong vườn dưới màu nắng mai, ta mơ màng thấy bóng mẹ ta với đôi quang gánh đang tảo tần. .
  • Xé tờ lịch cuối năm ai không bồi hồi
    Năm 2024 qua đi, khép lại một nửa thập niên và bắt đầu một nửa của thập niên mới, không ít người buồn trách thời gian sao nhanh quá!
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ra ngoài mua đồ nhờ con lớn trông em, cảnh tượng qua camera khiến mẹ vội vã chạy về
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO