Quảng cáo báo chí thất thu mạnh vì nghị định 38/2021/NĐ-CP?

Võ Thanh Bình| 25/05/2021 08:12

Việt BáoMức tiền phạt lên đến 15 triệu đồng áp dụng cho vi phạm hình thức quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử theo nghị định 38/2021/NĐ-CP đang khiến báo chí thất thu nhiều hơn và có thể chuyển sang đối tác xuyên biên giới.

Quảng cáo báo chí hết được doanh nghiệp mặn mà vì nghị định 38/2021/NĐ-CP

Điều 38 của nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/6/2021 khi xử lý vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử nêu rõ, mức hình phạt tiền lên đến 15 triệu đồng cho nhiều vi phạm về quảng cáo.

Đáng lưu ý, trong các vi phạm này, bao gồm cả việc báo điện tử và trang thông tin điện tử không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định; Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây; Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.

Theo doanh nhân Lê Quốc Vinh, quy định này tại Nghị định 38/2021 có vẻ hợp lý với bạn đọc, nhưng chưa hợp lý với doanh nghiệp.

Quảng cáo báo điện tử càng thêm khó bởi nghị định 38/2021/NĐ-CP. Ảnh minh họa: Internet.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể sẽ chuyển quảng cáo từ báo chí sang nền tảng như Google, Facebook, YouTube... Điển hình như với giao diện hiện tại, quảng cáo trên YouTube cho phép người dùng dừng xem ở giây thứ 5, và với 1,5 giây là quá ít để quảng cáo đủ truyền tải thông điệp.

Đáng lưu ý, theo nhiều bạn xem YouTube cho biết, họ còn buộc phải xem quảng cáo đệm cho quảng cáo tiếp theo trên YouTube, như là một cách lại quả cho doanh nghiệp nếu có yêu cầu xuất hiện khi chi theo yêu cầu.

Xem thêm: Muôn kiểu kiếm tiền online thời vụ trong mùa dịch Covid-19: Không gì là không thể

Cũng theo ông Vinh, nếu theo quy định này, các nền tảng OTT hoặc game cũng được cho là đang hưởng lợi bởi hình thức quảng cáo đang không bị các quy định pháp lý theo luật Việt Nam khống chế.

"Người bị thiệt là báo chí và nhà quảng cáo, doanh nghiệp trong nước. Người hưởng lợi là các ông lớn như Google, Facebook, nhà phát hành game và ứng dụng OTT", ông Vinh chia sẻ trên VNExpress.

Báo chí đã khó càng thêm khó

So với những gì mà báo chí hiện đang gặp phải, có thể cho thấy nghị định 38/2021/NĐ-CP có thể chưa thật phù hợp trong tình hình này, khi mà hiện doanh số quảng cáo đang bị nhiều nền tảng khác chia sẻ.

Và nếu theo quy định của nghị định 38/2021/NĐ-CP, nhiều tờ báo có thể sẽ phải gặp khó khăn khi mà chính họ vừa đảm nhận công việc tuyên truyền, vừa phải áp lực có doanh thu để nuôi bộ máy cho hình thức hạch toán độc lập.

Trên Báo Thanh Niên, Đài truyền hình TP.HCM cho rằng luật Quảng cáo nay đã quá lạc hậu, ví dụ như quy định truyền hình phát quảng cáo không được quá 2 lần, quá 4 lần rồi mỗi lần không quá 2 phút.

"Quy định không được phép chèn quảng cáo trong các chương trình chính trị thì đúng, còn chèn trên các kênh giải trí thì nên cho phép các đài tự chủ. Vì thực tế nếu đài nào quảng cáo nhiều, người xem tự động chuyển kênh thôi".

Xem thêm: Kinh doanh thẻ học trực tuyến mùa ôn thi hè: Nguồn thu khá nếu biết tận dụng trong mùa dịch Covid-19

Nếu so với quy định về quảng cáo hiện tại trên YouTube, loại hình báo hình như HTV có thể sẽ bị chính video giải trí chiếm hết doanh thu khi mà họ dễ dàng lồng quảng cáo trong các clip, vốn đang xuất hiện tần suất càng nhiều trong thời gian qua mà không bị kiểm duyệt nội dung.

Người dùng chỉ có thể bỏ qua quảng cáo sau 5 giây khi xem YouTube. Ảnh minh họa: Internet.

Riêng với loại hình báo điện tử, đại diện Báo Phụ nữ TP.HCM cho rằng quy định “thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây” là thiếu thực tế, vì trong 1,5 giây thì người đọc chưa kịp thấy gì.

Trong khi đó, Báo Người Lao động cho rằng: “Hiện báo chí trong nước đang chen nhau trong thị phần quảng cáo hạn hẹp, phần lớn còn lại là của các trang nước ngoài như Facebook, Google, YouTube... Chúng ta càng căn ke quá, miếng bánh quảng cáo của báo chí trong nước càng thu hẹp nữa”. Đại diện báo cũng lo lắng nếu bị “siết”, các đối tác sẽ rút quảng cáo khỏi các tờ báo trong nước, gây khó khăn thêm cho các cơ quan báo chí.

"Tổng doanh thu của báo điện tử Việt Nam mỗi năm chỉ trên 4.000 tỷ đồng, trong khi tổng chi phí quảng cáo trực tuyến khoảng 14.500 tỷ đồng. Phần chênh lệch hơn 10.000 tỷ đồng đang rơi vào túi "người ngoài" là các tập đoàn xuyên biên giới. Quy định pháp lý như Nghị định 38 mới đây càng khiến miếng bánh đã bé dễ bị chia thêm cho các ông lớn hơn", ông Vinh nhận định.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Quảng cáo báo chí thất thu mạnh vì nghị định 38/2021/NĐ-CP?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO