Nội dung đáng chú ý đó được nêu ra trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc bầu cử, sử dụng, quản lý cán bộ; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn của TPHCM, đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Dự thảo đề xuất, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn của TPHCM do HĐND thành phố quy định phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng không thấp hơn tiêu chuẩn tại Nghị định của Chính phủ về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Bầu cử cán bộ cấp xã đảm nhiệm chức vụ trong HĐND, UBND xã, thị trấn thực hiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật liên quan.
Sau khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử, chỉ định chức danh cán bộ cấp xã, UBND TPHCM hoặc UBND cấp huyện, quận, thành phố thuộc TPHCM (gọi chung là cấp huyện) theo phân cấp ban hành quyết định xếp lương.
Quyết định này có giá trị như quyết định tuyển dụng công chức đối với các trường hợp chưa là công chức trước thời điểm bổ nhiệm cán bộ cấp xã để xem xét bố trí, phân công công tác theo quy định.
Việc bãi nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ làm việc tại xã, phường, thị trấn của TPHCM thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ, quy định của Đảng và của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
Về phụ cấp chức vụ lãnh đạo (trừ phường thuộc TP Thủ Đức), dự thảo nghị định đề xuất, Chủ tịch UBND phường là 0,3, Phó Chủ tịch UBND phường 0,25.
Trên cơ sở định mức số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được HĐND TPHCM phê duyệt, UBND thành phố báo cáo cấp có thẩm quyền về quản lý biên chế xem xét, bổ sung số lượng biên chế công chức cấp huyện tại TPHCM theo quy định.
Theo dự thảo nghị định, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện sẽ rà soát hồ sơ cán bộ, công chức đang làm việc tại xã, phường, thị trấn để báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện và gửi Sở Nội vụ thẩm định.
Sau khi có ý kiến thẩm định, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định chuyển cán bộ, công chức đang làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức cấp huyện trở lên thuộc biên chế của UBND cấp huyện.
TPHCM đang có hơn 9,5 triệu dân, số lượng cán bộ, công chức được bố trí tại 312 phường, xã, thị trấn là 6.153 người. Như vậy, bình quân 1 cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn
đánh giá, đây chính là áp lực tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại địa phương khi cung cấp, giải quyết nhu cầu, thủ tục hành chính theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Theo Bộ Nội vụ (cơ quan soạn thảo), Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã quy định theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho HĐND và UBND thành phố nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 98 quy định "việc bầu, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức và thuộc biên chế cán bộ, công chức cấp huyện trở lên được giao hằng năm".
Vì thế, Bộ Nội vụ khẳng định việc ban hành nghị định quy định chi tiết khoản 3 Điều 9 Nghị quyết số 98 là cần thiết.